Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

12/09/2015

Chưa có bình luận

1145 lượt xem

  1. Chứng loãng xương là gì?

Chứng loãng xương là sự thoái hóa của mô xương do lượng calci dự trữ giảm xuống làm mất chất protein nền của xương và khiến cho xương xộp, dề dãy. Đây là một biến chứng quan trọng nhất của sự thiếu hụt estrogen, gây ra những hậu quả đau đớn và bại liệt cơ phụ nữ mãn kinh được cảm nhận thấy vào khoảng sau mười năm.

Chú ý: Cần phân biệt loãng xương với nhuyễn xương (xương mất chất kháng) do thiếu sinh tố D, tuy nhiên cả hai bệnh có thể xảy ra cũng một lúc và làm cho xương yếu sẽ yếu thêm (rất yếu).

  1. Biểu hiện của chứng loãng xương

Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Chứng loãng xương là diễn biến tự niên ở tuổi già. Vào tuổi 70, mật độ của xương giảm đi một phần ba, ngay cả khi xương vẫn giữ nguyên thành phần và kích thước. Ở nam ít gặp hơn ở nữ (do yếu tố nội tiết), người da trắng thường gặp hơn người da đen (không rõ nguyên nhân). Chứng loãng xương ở phụ nữ khởi phát từ năm đầu tiên sau khi ngưng hành kinh. Nó tiến triển chậm rãi, kín đáo và chỉ lộ ra sau đó từ 7 đến 10 năm. Xương sẽ mỏng dần theo tuổi già vì estrogen không còn đủ để duy trì mật độ xương, và thường có các biểu hiện như sau:

– Những cơn đau lan tỏa, không cụ thể ở chỗ nào, nhưng đau dai dẳng, nhất là ở vùng thắt lăng và cột sống.

– Bị vẹo người do các đốt sống chồng lên nhau, có thể làm gù lưng.

– Tầm vóc (chiều cao) giảm dần, có thể giảm từ 3 đến 10 cm do xẹp một hoặc nhiều đố sống, làm cho người bêngj càng lùn và đau nhiều vì bị chèn ép tủy sống.

Những điều bạn cần biết:

Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh (1)

– Khối lượng xương đạt đến mức tối đa vào khoảng 30 tuổi.

– Từ 30 tuổi trở đi, khối lượng xương giảm đi khoảng ba phần trăm (3/100) từng năm một.

– Sau khi mãn kinh (trung bình khoảng 50 tuổi), tỷ lệ loãng xương nhân lên gấp bội, khoảng từ một đến hai phần trăm (1-2/100) mỗi năm.

– Khoảng một phần tư phụ nữ ở tuổi 60 và hai phần ba số phụ nữ ở tuổi 70 mắc chứng loãng xương.

– Xương đạt đến độ gẫy ở phụ nữ từ 60 tuổi đến 65 tuổi.

– Vị trí gẫy điển hình là cổ xương đùi, số trường hợp gẫy này tăng lên gấp đôi mỗi năm, sau 60 tuổi.

– Tình trạng nứt gẫy xương đùi làm giảm thọ ở phụ nữ lớn tuổi thường không phải do sự nứt gẫy mà do sự biến chứng về sau.

– Phụ nữ mảng mai, tầm vóc bé nhỏ, ít cơ bắp dễ bị loãng xương hơn những phu nữ mập béo được bảo vệ tốt nhờ mô mỡ tạo ra nhiều estrogen hơn.

– Những phụ nữ mãn kinh sớm tự nhiên hoặc sau khi cắt bỏ buồng trứng cũng bị loãng xương sớm hơn những người khác vì có liên quan trực tiếp tới tình trạng mất estrogen.

– Một số bệnh nhân buộc phải cắt bỏ một phần ruột hay dạ dày, hoặc dùng nhiều loại thuốc có chứa corticoid cũng có nhiều khả năng bị loãng xương sớm.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều