Trang chủ Bệnh phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa Định kiến “Ăn ở thế nào mà mắc bệnh phụ khoa?” – P2

Định kiến “Ăn ở thế nào mà mắc bệnh phụ khoa?” – P2

16/01/2015

Chưa có bình luận

961 lượt xem

Xem phần 1 tại đây!

Mắc bệnh phụ khoa do “ở bẩn”?

Đây là định kiến phổ biến nhất hiện nay về  bệnh phụ khoa. Không chỉ nam giới đổ lỗi cho vợ hay bạn tình của mình mắc bệnh do giữ vệ sinh kém, mà rất nhiều chị em phụ nữ cũng có chung suy nghĩ này. Chính vì sợ mang tiếng “ở bẩn” nên rất nhiều người thà chịu đựng các cơn đau rát, ngứa ngáy, chứ nhất định không chịu đi khám hay thừa nhận là mình đang mắc bệnh phụ khoa.

Thực tế, vấn đề vệ sinh chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân gây bệnh phụ khoa như: Mất cân bằng PH âm đạo, mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo (do dùng kháng sinh kéo dài, dùng liều cao hoặc kéo dài bằng corticoid, điều trị tia xạ, thụt rửa âm đạo, polyp, khối u trong âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo hút thai, sử dụng thuốc tránh thai, màng ngăn tránh thai, thuốc diệt tinh trùng…), hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém.

Ăn ở như thế nào mà mắc bệnh phụ khoa (3)

Do đó, không phải cứ mắc bệnh phụ khoa là do lười vệ sinh thân thể. Đôi khi, chính vì sạch sẽ quá nhưng vệ sinh không đúng cách (như thụt rửa quá sâu hay dùng chất tẩy rửa quá mạnh) cũng có thể gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo. Đây là vùng rất nhạy cảm nên cần dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, chú trọng vệ sinh khi quan hệ tình dục và tình dục an toàn để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với việc vệ sinh kinh nguyệt hàng tháng: không nên để băng vệ sinh quá 4 giờ, rửa sạch vùng kín mỗi khi thay băng vệ sinh và không quan hệ vợ chồng khi đang có kinh.

Và còn muôn vàn định kiến thiếu căn cứ khác như:

Sợ ảnh hưởng đến màng trinh, sợ bị lây bệnh do dùng chung dụng cụ thăm khám:

Đây đều là những nỗi sợ hãi đã lỗi thời. Thực tế hiện nay trình độ khoa học phát triển, nếu lựa chọn những phòng khám có uy tín, trình độ tay nghề bác sĩ cao và đảm bảo quy trình thăm khám thì người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. Các bác sĩ luôn hỏi bệnh nhân đã có QHTD chưa, nếu chưa thì sẽ không bao giờ thâm nhập sâu bằng mỏ vịt. Các  dụng cụ cũng luôn được tiệt trùng, chỉ dùng 1 lần để đảm bảo vệ sinh và tránh lây nhiễm chéo.

Sợ thuốc điều trị phụ khoa ảnh hưởng đến sữa, gây hại cho em bé:

Tùy loại bệnh và mức độ tổn thương, người bệnh có thể được kê đơn và áp dụng các phương pháp như đốt điện, đốt laser… kết hợp uống đồng thời các thảo dược như TPCN Nữ VươngNew.  Nếu tổn thương ít và đang có chiều hướng tái tạo, chỉ cần dùng các thảo dược như TPCN Nữ VươngNew. Nữ VươngNew chứa các thảo dược quý như trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama giúp cân bằng độ PH âm đạo, tăng khả năng tái tạo tế bào tổn thương, bảo vệ niêm mạc âm đạo, tăng khả năng chống viêm và tăng sức đề kháng cơ thể. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn, không ảnh hưởng đến sữa mẹ hay gây hại cho em bé.

Sợ bị “chặt chém”, tốn kém không cần thiết:

Ăn ở như thế nào mà mắc bệnh phụ khoa (2)

Các phòng khám phụ khoa uy tín đều công khai bảng giá dịch vụ, các loại thuốc được kê đơn theo khung giá chuẩn nên không có tình trạng khách hàng bị làm giá, nâng giá. Việc điều trị phải tuân theo phác đồ với từng tình trạng bệnh, nên nếu thấy chi phí lớn thì khách hàng nên hỏi kỹ thông tin, hơn là im lặng rồi đổ lỗi cho bác sĩ “chặt chém”. Hơn nữa trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể không phải dùng thuốc mà chỉ cần sử dụng các loại thảo dược như đã nói ở trên, với chi phí hoàn toàn hợp lý.

Xã hội cần xóa bỏ những định kiến đã lỗi thời, và người phụ nữ thông minh của thời đại mới cần chủ động chăm sóc sức khỏe phụ khoa để luôn khỏe đẹp và hạnh phúc!

Hãy gọi: 1900.1259 – 0439.960.886 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí). 

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều