Trang chủ Chuyên gia tư vấn Hỏi đáp Khám phụ khoa và những điều cần biết để chuẩn bị sẵn tâm lý

Khám phụ khoa và những điều cần biết để chuẩn bị sẵn tâm lý

29/02/2016

Chưa có bình luận

1314 lượt xem

Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, chuẩn bị kết hôn. Thế nhưng, gần đây, em thấy mình có dấu hiệu lạ ở “vùng kín”, ra nhiều dịch âm đạo và thỉnh thoảng thấy ngứa. Em cũng đã có “quan hệ” với chồng sắp cưới nên em nghĩ có thể đã bị viêm nhiễm gì đó. Em đang muốn đi khám phụ khoa để chữa khỏi bệnh trước khi tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, em chưa đi khám phụ khoa lần nào nên rất lo lắng. Em muốn hỏi, khi khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám những gì và em có cần thiết đi khám không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. T. Hải)

Trả lời:

Bạn H. T. Hải thân mến!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi chia sẻ đến chúng tôi. Qua mô tả của bạn, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là: Bạn có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa, nên đi khám sớm để được điều trị đúng bệnh, kịp thời trước hôn lễ. Bởi nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn, cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, khó thụ thai, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung.

Ngứa âm đạo và ra nhiều dịch là những triệu chứng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm phần phụ mà rất nhiều chị em gặp phải. Nó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó. Vì vậy, nếu không đi khám phụ khoa nhiều người có thể nhầm lẫn khi chẩn đoán nguyên nhân, từ đó dẫn tới sai lầm trong điều trị.

Khám phụ khoa giúp bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe “vùng kín”, sức khỏe sinh sản, nguy cơ bị bệnh phụ khoa, bệnh tình dục, thậm chí cả bệnh ung thư phụ khoa của người phụ nữ. Việc khám phụ khoa là hết sức cần thiết với tất cả chị em, dù đã kết hôn hay chưa có gia đình, có quan hệ tình dục hay chưa từng “quan hệ”. Chị em nên đi khám phụ khoa theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Ngoài ra, nếu thấy có bất kì biểu hiện khác thường ở “vùng kín” như: dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, màu lạ, đau ở “vùng kín”, ngứa ngáy, đau rát hoặc ra máu khi “quan hệ”… thì nên đi khám sớm.

kham phu khoa (500 x 333)

Khám phụ khoa theo đúng định kì hoặc chỉ định của bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh ở “vùng kín” và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Phần lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm có thời gian “ủ bệnh” cũng như “hoạt động âm thầm” khá lâu. Một số bệnh còn tiềm ẩn cả nguy cơ vô sinh và ung thư. Nếu đi khám định kì sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kiểm tra các bộ phận chính trong vùng kín như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và buồng trứng. Bác sĩ cũng sẽ siêu âm, soi cổ tử cùng và yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, viêm âm đạo…

Thông thường, quy trình khám phụ khoa bao gồm các bước sau:

– Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu.

– Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.

– Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.

– Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.

– Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).

– Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.

– Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.

Để buổi khám âm đạo diễn ra thuận lợi và dễ chịu, bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sang, thư giãn và uống nhiều nước. Tốt nhất, nếu có thể, hãy đến gặp bác sĩ, phòng khám quen thuộc để được tư vấn nhiều hơn.

Trong quá trình khám phụ khoa, nên hỏi bác sĩ về tất cả những gì mình thắc mắc để được giải đáp cụ thể. Trước khi đi khám, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, nhất là “vùng kín” để việc kiểm tra được thuận tiện. Sau khi khám, bạn cần theo dõi cơ thể, nếu thấy có bất kì biểu hiện khác thường (chảy máu, đau ở “vùng kín…) thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Bên cạnh đó, nếu thấy có gì không hiểu trong kết quả hoặc cần tư vấn cách bảo vệ vùng kín, bạn cũng nên kịp thời hỏi bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh của mình.

Khám phụ khoa giúp bạn biết được tình hình sức khỏe của mình, nếu có bệnh, bạn cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Bên cạnh đó, để tránh các bệnh phụ khoa tái phát, bạn cần biết cách tự phòng ngừa cho mình. Ngoài việc chú ý giữ gìn vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, nếu đã bị viêm nhiễm phụ khoa bạn cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ và có thể sử dụng các sản phẩm phụ khoa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và Immune Gama để giúp cân bằng pH âm đạo và kiểm soát khí hư, tăng khả năng chống viêm và phòng ngừa các bệnh ở “vùng kín”.

Chúc bạn vui khỏe!

Hãy gọi: 1900.1259 hoặc gửi thư về khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về Sức khỏe và Sinh lý nữ.

Theo Healthplus.vn


Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều