Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Sức khỏe phụ nữ Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ

28/09/2015

Chưa có bình luận

1640 lượt xem

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và tỷ lệ mắc bệnh thường xuyên tăng lên. Bệnh xuất hiện khá muộn vì hai phần ba trường hợp ung thư vú ghi nhận đều xảy ra ở những phụ nữ 50 tuổi trở lên. Khác với những bệnh ung thư ở nội tạng, ung thư vú tiến triển chậm hơn nhiều, tuy nhiên ưu điểm là có thể phát hiện sớm vào gia đoạn đầu (chưa ăn lan ra xung quanh). Trong các căn bệnh về vú, ung thư chỉ chiếm khoảng 1/10, và 9/10 trong tổng số các bệnh ở vú là lành. Số bệnh nhân chết hàng năm vì ung thư vú cũng ít hơn nhưng bệnh khác như các bệnh về tim mạch. Trung bình, phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới và nguy cơ ung thư vú cũng phát triển theo tuổi tác, nhất là sau tuổi 50, đồng thời khoảng phân nửa số trường hợp chất xảy ra ở phụ nữ trên 70 tuổi.

Hiện nay đã có thêm nhiều phương tiện phát hiện ung thư vú, mỗi năm một tinh vi hơn, cho nên nguy cơ ung thư vú càng ít đi và dễ chữa trị hơn. Phần lớn bệnh này chẩn đoán dễ dàng và sớm sủa, cùng kỹ thuật điều trị thích hợp vừa ít đau đớn mà hiệu quả lại cao hơn  rất nhiều.

Ung thư vú nên sử dụng loại thực phẩm nào?

Vậy nguyên nhân gây ra ung thư vú

Tiếc rằng cho đến nay chưa có cơ sở nào để chứng minh được nguyên nhân gây ra bệnh. Một số nhà nghiên cứu căn cứ theo sự diễn tiến của bệnh và có đưa ra một số giả thiết như:

– Tuổi tác đứng đầu những nhân tốt rủi ro như đã biết. Rủi ro đó cứ tăng dần theo tuổi già của phụ nữ, chủ yếu tăng lên sau tuổi 40.

– Do nội tiết tố mất quân bình. Điều này tuy chưa có gì chứng minh nhưng trên thực tế, bệnh ung thư vú có mối liên quan với chất nội tiết (hoóc-môn). Tuy nhiên, các nhà y học chỉ gọi đây là một trong những nhân tố rủi ro mà thôi.

– Tất cả phụ nữ có kinh sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có tần suất mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

– Tình trạng không có con hoặc có con đầu lòng khi gần 30 hoặc 4 tuổi đều là những nhân tố rủi ro.

– Ở những người có người thân trong gia đình như mẹ hoặc chị bị ung thư vú cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn những người không có chị và mẹ bị ung thư. Đây là tính chất di truyền, nhưng trên thực tế, ung thư vú là không có tính di truyền và cái được di truyền không phải do chứng bệnh mà là một rủi ro có thể có. Điều này đã được nhận thấy nếu người nào có mẹ và chị bị ung thư vú thì nguy cơ tăng lên gấp hai hoặc ba lần, và tình hình càng nghiêm trọng hơn nếu người thân trong gia đình đang mắc bệnh.

Dấu hiệu ung thư vú thường gặp

Chú ý: Bệnh ung thư không lây, nên khi sống với người ung thư không cần áp dụng biện pháp phòng ngừa nào.

– Người đã mắc những chứng bệnh lành về vú nhưng chỉ những bệnh vú nặng như các u nang to mới có nguy cơ tăng lên nhất là những người đã được môt u lành tính ở vú sẽ dễ bị ung thư hơn. Còn những thương tổn khác như u tuyến xơ, u nang nhỏ riêng biệt và các bệnh về vú nhẹ đều không gây thêm nguy cơ nào cả.

– Chế độ ăn uống cũng có liên quan với bệnh: Theo nhiều cuộc nghiên cứu hiện nay, ăn uống cũng có thể thúc đẩy ung thư vú phát triển mạnh. Nguy cơ sẽ tăng lên theo chế độ ăn uống bao gồm nhiều mỡ, thịt, sản phẩm từ sữa, đặc biệt là pho mát, cũng như dùng thường xuyên các thức uống có rượu. Trái lại, những người ăn nhiều rau quả, nhất là ít dùng các sản phẩm từ sữa lại có ít rủi ro hơn.

– Sự béo phì cũng là một nhân tố rủi ro gây bệnh ung thư vú, đặc biệt là béo phì sau tuổi mãn kinh. Vì vậy, trên thực tế, những phụ nữ cao lớn, mập mạp thường hay mắc bệnh hơn các phụ nữ gầy ốm và thấp bé.

– Phóng xạ cũng là một nhân tố chính gây ra ung thư vú, như các phụ nữ sống sót sau trện ném bom nguyên tử ở Nhật đã có tỷ lệ ung thư vú rõ ràng cao hơn hẳn so với phụ nữ không bị nhiễm xạ. Ngoài ra, xác suất ung thư càng cao hơn khi bị phóng xạ trước tuổi 20 hoặc trước lần có thai đầu tiên.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều