Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Ung thư vú – Nỗi lo của chị em

Ung thư vú – Nỗi lo của chị em

10/10/2012

Chưa có bình luận

1449 lượt xem

Ai dễ mắc bệnh ung thư vú?

  • Di truyền mẹ, dì, chị, em bị b.
  • Vô sinh hoặc sinh lần đầu sau 35 tuổi.
  • Kinh nguyệt lần đầu sớm (trước 12 tuổi).
  • Mãn kinh trễ (sau 55 tuổi).
  • U xơ –nang vú.
  • Mập phì (theo hội ung thư Mỹ, tăng 11kg so với lúc 18 tuổi, có tới 40% nguy cơ bị ung thư vú).
  • Thiếu vận động: đi bộ giúp phụ nữ giảm nguy cơ bị ung thư vú. Đó là kết quả vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố. Theo đó những người nào thường xuyên đi bộ 3 lần mỗi tuần và ít nhất 3km/ mỗi lần có thể giảm 33% nguy cơ bị ung thư vú so với những người không chịu vận động.

ung thư vú

Dấu hiệu nào nghi ung thư vú?

Cục cứng ở ¼ trên+ ngoài của vú và ở tuổi 40-60 tuổi.

Làm sao để phát hiện sớm ung thư vú?

  • Tự khám vú mỗi tháng.
  • Chụp vú định kỳ

– Mỗi 3 năm một lần nếu 40-50 tuổi.

– Mỗi 2 năm một lần nếu 50-60 tuổi.

– Mỗi năm nếu có nguy cơ dễ mắc.

Khi có cục u có phải ung thư vú không?

  • Nếu nghi ung thư: chụp vú và chọc hút cục u để tìm tế bào ung thư còn gọi là sinh thiết. Siêu âm vú

Nếu có bệnh và có trị, hy vọng sống sót như thế nào?

Tùy theo giai đoạn Tỷ lệ sống
GĐ 1: u thật nhỏ 100%
GĐ 2: di căn hạch nách, hạch cổ 85% sống trên 5 năm
GĐ 3: di căn quanh vú 40% sống trên 5 năm
GĐ 4: di căn xương, gan , phổi 10% sống trên 5 năm

Làm sao để biết được vòi Fallop bị tắc?

Trường hợp ống Fallop bị tắc có thể chẩn đoán qua việc dùng phương pháp X- quang đặc biệt  là chụp X- quang tử cung vòi trứng cản quang (HSG). Bệnh nhân nằm trên giường chiếu X- quang, thuốc cản quang được bơm vào cổ tử cung và vào vòi trứng. Lúc đó bác sĩ nhìn lên màn ảnh để xem thuốc cản quang này có đi qua vòi trứng hay không?

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều