Trang chủ Bệnh phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa Viêm âm đạo Cách trị viêm âm đạo – Bệnh phụ khoa thường gặp

Cách trị viêm âm đạo – Bệnh phụ khoa thường gặp

03/07/2012

Chưa có bình luận

1975 lượt xem

Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo xảy ra có thể do các vi khuẩn hiếu khí thông thường (loại vi khuẩn phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc vi khuẩn kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), cũng có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn lậu (gây bệnh lây truyền qua đường tình dục), có thể do vi nấm, có thể do ký sinh trùng Trichomonas (một loại trùng roi),… Muốn điều trị viêm âm đạo có hiệu quả cần phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và dùng đúng thuốc đặc trị. Do vậy, khi thấy có những dâu hiệu của bệnh, bạn phải đến bác sĩ khám và kê đơn thuốc, cũng như thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.

benh viem am dao

Bệnh việm âm đạo thường gặp có mấy loại sau:

– Viêm âm đạo do Trichomonas (trùng roi): xuất hiện khí hư màu vàng và có mùi hôi, cảm thấy nóng rát bộ phận ngoài âm đạo, có thể kèm theo tiểu khó, hay gặp vào thời gian trước hoặc sau kì kinh nguyệt.

– Viêm âm đạo do nấm Candida: cũng là một thể viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai, người đang điều trị thay thế hoócmon nữ và nhất là ở những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Đặc diểm của thể viêm âm đạo này là ngứa, đau rát ngoài âm đạo, khí hư dày, có màu trắng đục hoặc bã đậu.

Viem am dao do tap khuan: đặc điểm chủ yếu của thể bệnh này là dịch tiết âm đạo ra nhiều, có màu trắng xám hoặc trắng, hơi loãng, có mùi hôi và tanh, các vi khuẩn gây bệnh thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo:

Bình thường dịch âm đạo chứa 108 đến 1012 vi khuẩn/ml ( vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại) . Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, là khi lượng vi khuẩn lợi bị sụt giảm và các vi khuẩn gây hại chiếm ưu thế hơn sẽ xảy ra viêm nhiễm âm đạo.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây ra viêm âm đạo::

  • Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
  • Tiểu đường không kiểm soát được
  • Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch
  • Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài
  • Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)
  • Thai kỳ
  • Dụng cụ tránh thai

Tác hại của viêm âm đạo

  • Có thể dẫn tới vô sinh: viêm âm đạo làm cho môi trường trong âm đạo thay đổi, hoạt động tình dục yếu đi, vi khuẩn làm chết tinh trùng, gây ảnh hưởng tới vấn đề thụ tinh và dẫn tới vô sinh.
  • Dẫn tới viêm loét cổ tử cung: viêm âm đạo nếu không điều trị triệt để sẽ phát đi tái phát lại, đồng thời phá hoại nghiêm trọng tới hệ thống miễn dịch của nữ giới, gây viêm loét cổ tử cung, viêm hố chậu, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng: viêm âm đạo làm âm đạo ngứa ngáy, cảm giác bứt rứt khó chịu, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt tình dục của vợ chồng

Cách trị  Viêm âm đạo

Chẩn đoán thường dựa vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy dịch âm đạo. Điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh. Tùy theo tác nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặt âm đạo hoặc kháng sinh đường uống. Điều trị còn tùy thuộc vào loại viêm âm đạo, mức độ nặng của nhiễm trùng, thời gian nhiễm trùng, tái phát nhiễm trùng và bạn có thai hay không.

Trước tiên, cần diệt các tác nhân gây viêm bằng cách:

  • Viêm âm đạo do vi trùng cần được điều trị mỗi ngày bằng metronidazole (Flagyl, Protostat) hoặc clindamycin (Cleocin) liên tục một tuần (thuốc uống hoặc kem bơm vào âm đạo).
  • Viêm âm đạo do Trichomonas được điều trị bằng metronidazole liều cao uống một lần duy nhất hoặc liều trung bình uống ngày 2 lần liên tục một tuần. Bạn tình nam của bệnh nhân cũng cần được điều trị cùng lúc để tránh lây lan trở lại.
  • Viêm âm đạo do Candida  thường được điều trị bằng các gel, kem, hoặc thuốc đạn đặt thẳng vào âm đạo. Các thuốc kháng nấm thường dùng để trị bệnh do Candida bao gồm fluconazole đường uống (Diflucan), butoconazole (Femstat), clotrimazole (Gyne-lotrimin, Mycelex), miconazole (Monistat), and ticonazole (Vagistat). Thuốc sẽ có hiệu quả sau vài ngày. Phụ nữ nhiễm Candida đã tái phát nhiều lần cần được điều trị trong nhiều tuần, kết hợp với điều trị phòng – ngừa dài hạn.

Đồng thời, giúp tăng sức đề kháng, làm lành tổn thương,  phòng tránh tái phát và tái nhiễm:

bi viem am dao 1

Phòng bệnh

Giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong kì kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.

Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt, việc mặt quần áo quá bó sẽ gây cản trở không khí tiếp xúc với da khiến việc tuần hoàn máu bị rối loạn.

Không nên thụt rửa âm đạo mà không chỉ dẫn của bác sĩ, việc thụt rửa có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý và độ pH của âm đạo.

Dùng nước sạch để tắm rửa, vệ sinh. Tránh đi bơi, hoặc tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.

Không nên dùng xà bông hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo vì có thể gây  xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.

Tránh quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm

Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886

Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí

Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

, ,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều