Trang chủ Bệnh phụ khoa Điều trị bệnh phụ khoa

Điều trị bệnh phụ khoa

21/06/2012

Chưa có bình luận

1483 lượt xem

Bộ phận sinh dục nữ có thể mắc rất nhiều bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo cũng chiếm tỷ lệ cao. Riêng bộ phận âm hộ, âm đạo, tử cung cũng bị nhiễm bệnh như viêm do tiếp xúc, do nấm, trùng roi (trichomonas vaginalis), Chlamydia trachomatis, virus, lichen, do dùng thuốc tránh thai, lây qua đường tình dục, ung thư, do tạp khuẩn… Viêm âm hộ, viêm âm đạo, cổ tử cung thường đi kèm với nhau, ít khi viêm riêng đơn thuần.

Trong các trường hợp mắc bệnh phụ khoa thì có tới 1/3 trường hợp là nhiễm nấm âm đạo candida hoặc trichomonas và có tới 50% trường hợp viêm do tạp khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn yếm khí gardnerellavaginalis.

thuốc điều trị bệnh phụ khoa phụ nữ

1. Bệnh do nấm

Triệu chứng chính là ngứa và khí hư như sữa chua bám vào thành âm đạo, có thể thấy bỏng và rát. Dễ dàng xác định khi soi có kali hydroxyd thấy nhiều sợi nấm. Cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng nhưng khi soi và nuôi cấy lại dương tính. Có trường hợp như nghi ngờ do nấm candida và thể bào tử cần nhuộm gram, trường hợp này phải điều trị khá lâu dài.

Hiện nay có nhiều thuốc trị nấm âm đạo: với nhiều dạng thuốc như kem, viên đặt, viên uống, thuốc mỡ, thuốc đạn.

Thuốc còn có nhiều dạng phối hợp với các corticoid như dexamethason hoặc với kháng sinh như metronidazol, chloramphenicol, neomycin… để tăng cường hiệu lực.

Thuốc có chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn, mang thai, một số thuốc có chống chỉ định với người suy thận, gan, nuôi con bú (tùy thuộc vào thuốc dùng tại chỗ hay đường toàn thân).

Tác dụng phụ: có thể thấy, nếu dùng tại chỗ như ban đỏ, ngứa, cảm giác rát bỏng, kim chích. Với thuốc uống có thể gây đau đầu, phản ứng thuốc, nhiễm độc đường tiêu hóa.

2. Bệnh do trichomonas vaginalis

Bệnh nhân ngứa dữ dội và đau, đái khó, đái nhiều lần, thường đi kèm với viêm bàng quang. Âm đạo tấy đỏ, cổ tử cung nổi đốm đỏ như dâu tây, khí hư loãng màu xanh vàng (hoặc màu khác), có bọt. Khí hư ra nhiều làm ẩm ướt, mùi hôi.

Chẩn đoán xác định, lấy khí hư phết lên lam kính, soi tươi có nước muối sinh lý sẽ thấy trichomonas di động . Việc nuôi cấy có độ nhạy và đặc hiệu nhưng kỹ thuật này không thực tế. Thuốc điều trị là những thuốc dẫn xuất imidazol.

Chống chỉ định khi uống thuốc: Uống rượu, vì gây hiệu ứng antabuse (rượu tạo nên một tỷ lệ bất thường antaldehyd tích lũy ở mô (ức chế enzym), tăng vận mạch, giãn mạch nặng, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, phát ban da, gây hạ huyết áp, có thể trụy tim mạch và tử vong) hoặc gây rối loạn tâm thần và cơn hoang tưởng cấp (với disulfiram), quá mẫn với thuốc.

Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy. Thay đổi vị giác (mùi kim loại). Cơn đỏ bừng mặt, nhức đầu, chóng mặt. Có thể gây nặng thêm bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên nghiêm trọng. Dùng liều cao kéo dài có thể giảm bạch cầu. Nước tiểu nhuộm màu đỏ.

Điều cần lưu ý là phải điều trị cho cả chồng (hoặc bạn tình) để tránh tái phát. Với người mang thai, chỉ được sử dụng từ quý 2 của thời kỳ thai nghén với bệnh nhân nặng. Việc đặt thuốc âm đạo ở thời kỳ này chỉ có tác dụng trên triệu chứng chứ không triệt để.

  • Không nên dùng cho người nuôi con bú.
  • Nếu thấy mất điều hòa, rối loạn tâm thần thì ngừng thuốc.
  • Trong tất cả các trường hợp điều trị phụ khoa đều phải kiêng giao hợp cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Bệnh do tạp khuẩn

Có tới 50% trường hợp viêm âm đạo do tạp khuẩn yếm khí được gọi là gardnerella vaginalis. Chúng ít gây triệu chứng ở âm hộ, âm đạo, ít ngứa, không đau nhưng khí hư nhiều làm ẩm ướt âm hộ. Vì không có triệu chứng cấp nên quen với hiện tượng khí hư nhiều. Khí hư không có mùi, nhưng nếu nhỏ kalihydroxyd thì bốc mùi tanh giống như mùi cá ươn.

Có nhiều thuốc để điều trị tạp khuẩn như metronidazol, clindamycin uống và đặt hoặc bôi.

Thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mất ngủ, co giật, ban đỏ, ngứa, cảm quang. Thuốc gây cốt hóa sụn sớm vì vậy không dùng cho trẻ dưới 17 tuổi. Thuốc có thể gây đau gân cơ, có trường hợp đứt gân gót (achille) nhưng hiếm.

Lưu ý rằng với người mang thai, nếu viêm âm đạo do tạp khuẩn cần điều trị vì viêm có thể gây vỡ ối non hoặc viêm nội mạc tử cung sau đẻ. Có thể dùng kem clindamycin bôi hoặc uống tùy chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

thuoc tri benh phu khoa 1

Trên đây là ở bệnh thường gặp viêm âm hộ, âm đạo, tử cung nhưng cũng có thể mắc nhiều bệnh khác đồng hành gây nên viêm dai dẳng, tái phát làm nản lòng cả thầy thuốc và người bệnh. Nếu chỉ điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc tây y, bệnh thường khó khỏi hẳn vì thuốc tây thường chỉ diệt được tác nhân gây bệnh nhưng lại làm mất đi cơ chế tự bảo vệ của bộ phận sinh dục nữ.

 Theo Đông Y, nguyên nhân gây viêm nhiễm là do thấp nhiệt, nhiệt độc thâm nhập vào cơ thể gây nên. Vì vậy muốn điều trị dứt điểm cần thanh nhiệt, lợi thấp, trừ độc cơ thể. Vận dụng nguyên lý này bằng cách phối hợp các vị thuốc có tính kháng sinh thực vật cao, kháng nấm tự nhiên, chống viêm, thanh nhiệt để điều trị toàn diện triệt để các mầm bệnh ngay từ bên trong âm đạo, tái lập lại cân bằng sinh lý vùng kín.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều