Trang chủ Chìa khóa Eva Sống khỏe sống đẹp Khỏe đẹp Sử dụng tampon và nguy cơ mất cái ngàn vàng

Sử dụng tampon và nguy cơ mất cái ngàn vàng

12/10/2015

Chưa có bình luận

2336 lượt xem

Cái chết thương tâm của cô bé Jemma – Louise Roberts (13 tuổi, ở Anh) vì dùng băng vệ sinh (BVS) dạng ống hay còn gọi là tampon được gây ra bởi hội chứng sốc nhiễm độc đã gây chú ý của rất nhiều người, trong đó có chị em phụ nữ chiếm phần lớn. Jemma đã sử dụng tampon một thời gian để thuận tiện cho việc luyện tập bơi của mình. Nhưng khi đang đi nghỉ cùng gia đình, cô bé được chẩn đoán viêm đường ruột do virus norovirus. Tuy nhiên, sức khỏe của em ngày một yếu đi. Trước khi chết, cô bé có triệu chứng sốt cao, nôn ọe, đau bụng đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt… Xét nghiệm máu cho thấy có sự xâm lấn của vi khuẩn tụ cầu, liên quan đến cả hội chứng sốc nhiễm độc và nhiễm trùng máu.

Đó không phải là trường hợp đầu tiên một cô bé chết vì tampon. Natasha Scott-Falber (14 tuổi, sống ở xứ Wales) cũng tử vong vì lí do tương tự. Ngay vài giờ sau lần sử dụng đầu tiên, cô đau tim dữ dội, nôn mửa, mệt mỏi và không thể di chuyển được. Sau 5 ngày, cô bé đã không thể qua khỏi.

Đề phòng những biến chứng nguy hiểm khi dùng băng vệ sinh Tampon

Theo BS Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Hà Nội), trung tâm trước đó cũng đã từng tiếp nhận các trường hợp nhiễm trùng, viêm nhiễm có liên quan đến việc sử dụng BVS tampon. Nhiều trường hợp có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, vùng kín sưng tấy, ngứa rát…

Tampon được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và được ưa chuộng bởi tính thấm hút cao, hoạt động thoải mái vì được đặt trong âm đạo, không bị xô lệch. Nhưng loại băng này lại có thể gây viêm nhiễm cao hơn hẳn các loại băng vệ sinh bình thường. Một số thiếu nữ có cấu tạo lỗ màng trinh rất nhỏ và việc đặc tampon không đúng cách có thể gây nên đau đớn, và làm rách màng trinh. Một sinh viên 21 tuổi đã gặp phải trường hợp này, khi nghe mấy bạn cùng lớp kháo nhau rằng, dùng tampon tiện lợi, nữ sinh đã mua dùng thử. Tay chân lóng ngóng cố nhét cho bằng được tampon vào trong âm đạo, sau đó, cô giật nẩy mình khi thấy đau nhói ở “vùng kín”. Và trong một lần đi khám phụ khoa định kì sau đó, cô bạn mới bàng hoàng khi bác sĩ nói cô bị rách màng trình dù chưa có một lần quan hệ tình dục.

Theo các nhà khoa học, hội chứng sốc độc do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes ai cũng có thể gặp phải mà thường gặp nhất là các phụ nữ có dung tampon. Nguyên nhân do BVS thấm hút quá nhanh làm môi trường âm đạo bị khô tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Sau đó, độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu gây nhiễm độc. Hội chứng sốc nhiễm độc nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân có thể phục hồi sớm nhưng nếu có các dấu hiệu như: Sốt cao, ngất xỉu, phát ban đỏ, nôn mửa… thì nguy cơ tử vong là rất cao.

1-Đề phòng những biến chứng nguy hiểm khi dùng băng vệ sinh Tampon

Do đó, các bạn gái mới lớn không nên dùng. Mặc dù nó khá thuận lợi cho việc tham gia thể thao, bơi lội, nhưng với những ai chưa từng quan hệ tình dục, màn trinh còn nguyên thì sử dụng băng vệ sinh loại này sẽ dễ làm thủng màng trinh và tổn thương niêm mạc âm đạo. Thêm vào đó, sản phụ sau khi sinh nếu dùng cũng phải hết sức thận trọng vì nguy cơ viêm nhiễm “vùng kín” khá cao nếu không sử dụng đúng cách. Phụ nữ bị viêm âm đạo không nên dùng tampon vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý, khi dùng BVS loại này, nên thay thường xuyên 2 giờ một lần, nếu để quá lâu trong âm đạo sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, và càng lâu càng dễ gây ngứa, viêm âm đạo. Chọn những loại BVS hoặc tampon có thương hiệu rõ ràng, đảm bảo uy tín, chất lượng. Không nên dùng BVS kém chất lượng vì không đảm bảo vệ sinh, nếu chúng được dùng hóa chất tẩy trắng càng dễ gây viêm nhiễm. Và khi có những dấu hiệu như: Nóng rát, ngứa ngáy vùng kín, tiết dịch âm đạo nhiều hoặc có mùi hôi, tiểu gắt, sốt, nặng vùng bụng dưới, giao hợp bị đau nên đi khám ngay.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều