Vệ sinh sạch sẽ, vẫn mắc bệnh phụ khoa
Vệ sinh sạch sẽ, chưa quan hệ tình dục, hay môi trường làm việc an toàn… nhưng một số chị em vẫn có thể mắc bệnh phụ khoa? Vì sao vậy? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài này nhé!
Giữ sạch sẽ vẫn viêm nhiễm
Theo thống kê từ các bệnh viện phụ sản, hàng năm có thêm 15 – 17% phụ nữ bị nhiễm các bệnh phụ khoa. Trong số đó, có không ít các chị em làm việc tại nơi công sở. Nhiều chị em còn thấy hoang mang và bất ngờ khi mình bị mắc bệnh phụ khoa.
Điển hình như chị Minh – 28 tuổi – khu tập thể Linh Đàm cho biết: “Tôi là người ưa sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vệ sinh lại đang làm việc tại một cơ quan có phòng làm việc sạch sẽ, luôn có người quét dọn một ngày mấy lần. Không hiểu tại sao, tôi vẫn thấy ngứa ngáy và khó chịu. Khi đi khám phụ khoa thì mới được các bác sĩ kết luận mình bị nhiễm nấm phụ khoa. Tôi thấy thật bất ngờ và khó hiểu”.
Theo các bác sĩ, trường hợp như chị Minh không phải hiếm. Trong điều kiện tự nhiên của âm đạo, các loại vi khuẩn có lợi và có hại thường cùng tồn tại trong vùng kín. Các vi khuẩn có lợi có khả năng chuyển hóa Glycogen thành Acid Lactic, đảm bảo pH. Các chị em văn phòng thường làm việc trong môi trường không thoáng khí nên dễ bị viêm nhiễm. Thêm vào đó, môi trường bật điều hòa cũng có thể khiến vùng kín dễ bị cảm lạnh và âm đạo mất cân bằng khi nhiệt độ thấp hoặc cao.
Có thể sảy thai vì bị bệnh phụ khoa
Các chuyên gia về y tế cho biết, một số chị em có công việc rất nhẹ nhàng, không phải đi lại nhiều nhưng lại mắc bệnh phụ khoa và gặp các vấn đề về sinh sản như: sảy thai, sinh non… nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi nhiều cũng có thể khiến chị em mắc bệnh phụ khoa.
Hầu hết các bệnh phụ khoa thường không gây hại đến tính mạng của phụ nữ nhưng khi bắt đầu bệnh, nó thường gây khó chịu và khiến chị em mất tự tin, làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ gây những biến chứng cho sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng hậu sản, đau vùng tiểu khung, …
Điều nguy hiểm nhất của các bệnh phụ khoa là anh hưởng tới khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của phụ nữ như gây vô sinh, mang thai ngoài tử cung, gây sảy thai, sinh non, vỡ ối non, thai chết lưu,… Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ ra rằng, nhiếm nấm Candida cò có thể gây vỡ ối sớm, nấm sẽ lây từ mẹ sang con khiến trẻ bị nhiễm nấm miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ.
Trong khi đó, viêm âm đạo do trùng roi có thể gây sinh non, bé nhẹ cân hoặc vỡ ối sớm. Ngoài ra, nhiễm trực khuẩn Gram âm có thể gây sinh non… Lậu cầu và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị viêm kết mạc thể vùi trong tháng đầu sau sinh và khoảng 10-20% trẻ sơ sinh do mẹ nhiễm Chlamydia trachomatis bị viêm phổi trong khoảng 1 tháng tuổi.
Giang mai bẩm sinh lây nhiễm từ mẹ có thể gây tiềm tàng ở da, niêm mạc, hệ thần kinh của thai nhi, mũi hình yên ngựa, viêm giác mạc hoặc điếc cho trẻ. Bệnh có thể chưa xuất hiện trong vài tuần đầu đời sau sinh.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận