Sản phụ khoa

02/07/2012

Chưa có bình luận

1696 lượt xem

Tất cả các cơ quan trong bộ phận sinh dục đều có thể bị viêm nhiễm. Hình thái  viêm cấp tính ít gặp do dễ bị bỏ qua; hình thái viêm mãn tính gặp nhiều hơn và điều trị khó hơn. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và triệt để thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao. Ngược lại, nếu không được chẩn đoán kịp thời hoặc điều trị không đúng phương pháp, có thể sẽ dẫn đến hậu quả như viêm mãn tính và là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng vô sinh ở phụ nữ.

Sản phụ khoa, san phu khoa, san phụ khoa, sản phu khoa

1. Tác nhân gây bệnh

  • Do vi khuẩn: Ở nhóm này thường gặp lậu cầu, xoắn khuẩn, giang mai, trực khuẩn lao và một số loại khác như streptococcus, staphylococcus, Escherichia coli… Bệnh lậu và giang mai lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Khi người mẹ chuyển dạ, thai nhi di chuyển qua đường âm đạo và nếu nhiễm lậu cầu, sẽ gây tổn thương ở mắt. Còn người mẹ bị bệnh giang mai sẽ dẫn đến hậu quả là sảy thai 3 tháng giữa hoặc làm tổn thương gan (xơ gan, teo gan) thai nhi.
  • Do ký sinh trùng: hay gặp là do Trichomanas vaginalis và Chlamydia trachomatis gây nên.
  • Do virus: bệnh sùi mào gà, do một loại virus có tên là Human papilloma virus (HPV) gây nên. Bệnh lây qua đường tình dục. HPV tạo những tổn thương sùi mềm, màu trắng, mọc thành từng mảng hoặc rải rác ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do Human immuno deficiency virus (HIV) gây nên đã trở thành một đại dịch của thế giới.
  • Do nấm: Nấm gây bệnh ở niêm mạc âm đạo chủ yếu do Candida albicans gây nên.

2. Các thể lâm sàng hay gặp

Viêm âm đạo do Trichomanas Vaginalis (Ký sinh trùng roi):

Có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa bị nhiễm ký sinh trùng roi (trên thế giới tỷ lệ này cao hơn). Bệnh lây qua đường tình dục, do sử dụng chung nguồn nước với người bệnh; có thể từ đường ruột qua đường hậu môn và đến bộ phận sinh dục.

Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân ra nhiều khí hư hơn bình thường. Chất dịch tiết ra rất nhiều từ cổ tử cung và âm đạo, có mùi hoặc không, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng có màu trắng như sữa, vàng hoặc xanh. Ở phụ nữ nhiễm ký sinh trùng roi, khí hư có màu loãng, đục, có màu vàng nhạt và có bọt; niêm mạc âm đạo viêm đỏ lan đến cổ tử cung. Lấy khí hư soi tươi sẽ thấy ký sinh trùng roi; tuy nhiên ít gặp chúng ở giai đoạn rụng trứng; thường thấy truớc và sau ngày hành kinh.

Viêm âm đạo do nấm: Bệnh chủ yếu do nấm Candida albicans gây nên với các triệu chứng: ngứa nhiều ở âm hộ, âm đạo; khí hư tương đối ít và trông như vẩy nhỏ. Trên kính hiển vi sẽ nhìn rõ những sợi nấm. Bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, người bị bệnh đái tháo đường. Việc chẩn đoán và điều trị phải kiên trì và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới cho kết quả tốt.

Viêm âm đạo do vi khuẩn thường: Hay gặp ở những phụ nữ đang mãn kinh hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (lượng estrogen giảm xuống), ở em gái tuổi dậy thì (do buồng trứng chưa hoạt động nên sự bảo vệ âm đạo kém). Bệnh còn gặp ở người đái tháo dường, Eczema gây loạn chứng âm đạo, làm thay đổi môi trường pH âm đạo, tạo điều kiện cho tạp khuẩn gây bệnh.

– Viêm phần phụ cấp tính: Viêm phần phụ là loại nhiễm khuẩn khá phổ biến; trong đó tổn thương hay gặp là vòi tử cung (còn gọi là vòi trứng). Viêm phần phụ cấp tính dễ trở thành mãn tính, rất khó điều trị. Bệnh thường gặp với các triệu chứng cơ năng quan trọng là đau vùng hai bên hố chậu kèm theo sốt. Bệnh nhân thường đau liên tục hai bên hố chậu và ra khí hư, sốt vừa phải.

Nguyên nhân

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí rất cao két hợp với điều kiện sống và làm việc chưa tốt. Đặc biệt, nhiều phụ nữ nông thôn phải làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt với phòng hộ lao động kém nên tỷ lệ viêm đường sinh dục khá cao. Những thủ thuật như nạo hút thai, đặt vòng, khâu vòng cổ tử cung, chụp cổ tử cung vòi trứng… không tuân theo quy trình vô khuẩn cũng góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh. Các thao tác vệ sinh sinh dục của phụ nữ thiếu khoa học, sự kém hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi giao hợp cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

san-phu-khoa

Xử trí & phòng bệnh

Do tính chất phức tạp của bệnh nên việc chẩn đoán bệnh sớm và các phương pháp điều trị khoa học, triệt để là yếu tố quyết định kết quả điều trị. Vì vậy, khi người phụ nữ thấy có những dấu hiệu bất thường như đau vùng hai bên hố chậu, ngứa rát âm hộ, âm đạo, tiểu rắt, ra khí hư thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Chị em phụ nữ cũng cần tìm hiểu kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp, các thao tác vệ sinh bộ phận sinh dục qua sách báo hoặc các nhân viên y tế.

Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, có rất nhiều sản phẩm và phương pháp phòng và điều trị các bệnh lý san phu khoa. Giúp cho chị em luôn được bảo vệ, luôn khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Về phía xã hội, cần quan tâm cải thiện điều kiện lao động của đối tượng phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm đường sinh dục, đó là chị em nông thôn vùng đồng bằng chiêm trũng thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều