Sợ gần chồng chỉ vì “bệnh phụ khoa”
Là phụ nữ, chắc hẳn ai cũng có những giai đoạn cảm thấy sợ tình dục, họ đổ lỗi cho sức ép công việc gia đình, công việc xã hội… nhưng thực ra thủ phạm chính của thái độ ngại “hoạt động” lại là tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
Rất nhiều chị em phụ nữ chia sẻ trên các diễn đàn phụ nữ về cảm giác khó chịu, đau rát thậm chí là sợ khi gần chồng. Còn các ông chồng thì cảm thấy mất hứng vì người vợ không hợp tác, ngoài ra còn vì mùi hôi ở vùng kín phụ nữ khi họ bị viêm. Phải chăng, đó cũng chính là một nguyên nhân khiến nhiều mái ấm gia đình tan vỡ.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa?
Bình thường ở môi trường âm đạo luôn tồn tại hệ vi khuẩn có lợi sống cộng sinh (Lactobacilli) giúp cân bằng sinh lý âm đạo, tạo pH acid (3,8-4,6) cho môi trường âm đạo, giúp ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh. Vì nguyên nhân nào đó khiến cân bằng sinh lý ở môi trường âm đạo bị thay đổi sẽ tạo điều kiện cho vi trùng có hại tăng sinh, tấn công gây viêm nhiễm âm hộ – viêm nhiễm âm đạo. Âm hộ – âm đạo cũng có thể bị viêm nhiễm do nguyên nhân: Quan hệ với bạn tình mang mầm bệnh (Clamydia, trùng roi…), hoặc do sử dụng dụng cụ, thủ thuật y khoa không đảm bảo vô trùng.
Các bệnh này gây ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sức khỏe: đau bụng, khí hư, ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, Quá trình viêm nhiễm có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, làm xuất hiện trên trái đất những đứa trẻ khuyết tật, thậm chí có thể dẫn đến ung thư các cơ quan sinh dục, viêm đường tiết niệu.
Phòng bệnh:
Theo GS. TS Nguyễn Đức Vy – Nguyên Chủ tịch hội Sản phụ khoa & SĐCKH Việt Nam: “Phòng bệnh là cách tốt nhất bảo vệ sức khoẻ sinh sản và giữ gìn hạnh phúc lứa đôi”:
* Thực hành tình dục an toàntránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục. Vệ sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
* Các phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, dùng viên thuốc tránh thai kết hợp… là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh. Do vậy, các đối tượng trên phải tự giảm thiểu các nguy cơ: không mặc đồ nilon, bó sát gây nóng, ẩm vùng kín (dùng chất liệu cotton là tốt nhất).
* Thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới nghĩa là:
- Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài thoáng, sạch. Tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt. Thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 đến 6 giờ phải thay một lần.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, để rửa vùng kín.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất sát khuẩn mạnh … để vệ sinh vùng kín.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
* Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày phải đảm bảo các yêu cầu: An toàn khi sử dụng hàng ngày, làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên, khử mùi hôi vùng kín, dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận, tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận