Trang chủ Tin tức sự kiện Những hiểu biết về sinh lý kinh nguyệt – Phần 2

Những hiểu biết về sinh lý kinh nguyệt – Phần 2

05/05/2012

Chưa có bình luận

1200 lượt xem

Trong phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu cơ chế sinh lý tạo ra hiện tượng sinh lý kinh nguyệt hàng tháng của chị em phụ nữ. Trong bài này chúng ta cùng đánh giá những thành kiến đã lỗi thời về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nhé:

2. Những thành kiến đã lỗi thời và sự thiếu biểu biết về kinh nguyệt

Phụ nữ đang hành kinh làm cho thức ăn dễ ôi thiu?

Không đúng, niềm tin này cũng giống như nhiều niềm tin khác liên quan đến cái gọi là “sự bẩn thỉu” ở phụ nữ hành kinh. Tùy theo từng địa phương, từng nước, có nhiều điều cấm kỵ dành cho phụ nữ hành kinh, ví dụ cầm tới gần các tổ nuôi ong (vì làm hỏng mật), nơi đóng rượu vào chai (vì làm chua rượu), nơi làm bánh kem (vì làm cho trứng không đánh được thành kem)… lẽ tất nhiên những thành kiến này hoàn toàn là sai lầm.

Máu kinh có màu đen là máu bẩn?

Không đúng, khi máu kinh ra tương đối nhiều thì có màu đỏ sẫm, sẽ thành màu nâu, thậm chí đen khi lượng máu kinh ít đi và lưu lại trong tử cung lâu hơn: máu đã ứ đọng. Mặt khác, máu khi còn trong tử cung thì hoàn toàn sạch, vô khuẩn.

chu-ky-kinh-nguyet-1

Phụ nữ “không thanh khiết” vào những ngày hành kinh?

Định kiến này rất phổ biến ở những dân tộc nguyên thủy và cũng khá dai dẳng. Những tôn giáo lớn cũng tin như vậy: đạo Hồi không cho phụ nữ đang hành kinh hành lễ, vào giáo đường và thực hành nhịn ăn trong tháng Ramadan. Giáo sĩ Do Thái phán rằng “khi phụ nữ hành kinh, máu đó từ cơ thể họ mà ra, do đó họ bị bẩn trong 7 ngày”. Ở Ấn Độ, trong những ngày hành kinh, không ông chồng nào muốn đụng đến vợ.

Không thể nào quan hệ tình dục khi đang có kinh?

Không đúng, ra kinh không cản trở việc quan hệ tình dục tuy có một số phụ nữ thực sự không thích quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh vì cảm thấy cơ thể không sạch sẽ. Ngoài ra, khi hành kinh, lỗ cổ tử cung hé mở nên dễ nhiễm khuẩn. Nếu một trong 2 người có bệnh nào đó có thể lây truyền theo đường máu thì nguy cơ lây nhiễm sẽ càng nhiều hơn, đó là trường hợp bị bệnh viêm gan virus và nhiễm HIV. Bao cao su có thể tránh được sự lây nhiễm vi khuẩn và virus. Đã có thời, người ta tin một cách vô căn cứ là giao hợp khi hành kinh có nguy cơ sinh ra trẻ bị bệnh phong (trước đây gọi là hủi); nếu là con gái thì tóc có màu vàng hoe đỏ. Đạo Hồi cũng cấm quan hệ tình dục khi đang có kinh (Kinh Coran: Hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh).

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều