Chẩn đoán nguyên nhân gây đau xương cụt
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà mỗi con người có được. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những thời điểm sức khỏe lại trở thành vấn đề đáng lo ngại, khiến các hoạt động sống gặp trở ngại và khó khăn. Tình trạng đau xương cụt được xem là một triệu chứng làm người bệnh “đứng ngồi không yên”. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra đau xương cụt cũng như các biện pháp điều trị tương ứng với từng nguyên nhân đó.
Triệu chứng của đau xương cụt
Đau xương cụt thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới. Bởi lẽ cấu tạo đặc điểm cơ thể, cụ thể phần xương cụt rộng, ngắn của nữ giới khiến họ dễ bị tổn thương xương cụt. Ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ ở vùng mông hay hông. Tình trạng nặng lên, cơn đau lan rộng sang các bộ phận khác như: đau ở háng, hai chân đôi khi đau còn xuất hiện ở đầu gối. Nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị, cảm giác đau ngày càng tăng dần lên cũng như mật độ cơn đau nhiều hơn.
Nguyên nhân nào gây ra đau xương cụt
Bài viết sẽ tập trung vào các nguyên nhân gây đau xương cụt ở phụ nữ – đối tượng mắc bệnh chủ yếu. Nguyên nhân đầu tiên cần kể đến là do các căn bệnh phụ nữ. Chị em hay mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín, các bệnh về tử cung như: u xơ, ung thư…sau khi đã chữa trị một thời gian thì xuất hiện tình trạng đau xương cụt. Bên cạnh đó, cấu tạo của cơ thể cũng gây ra căn bệnh này. Ví dụ như phụ nữ có vị trí tử cung lệch về trước hay sau dẫn tới dính tử cung vào các bộ phận cơ thể gây ra ảnh hưởng tới xương cụt. Những người từng điều trị, mổ tử cung cần đặc biệt chú ý trường hợp tử cung sệ. Để giải quyết tình trạng bệnh do các nguyên nhân trên, cách duy nhất là chị em cần thường xuyên đi khám phụ khoa để bác sĩ theo dõi tình trạng của cơ thể, dự báo các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh kịp thời.
Va đập và các nguyên nhân khác gây ra đau xương cụt
Trong trường hợp người mắc bệnh đau xương cụt là các bé gái, nguyên nhân gây bệnh do bệnh phụ khoa thường hiếm xảy ra, cha mẹ cần cân nhắc tới nguyên nhân tổn thương xương cụt do va đập. Ví dụ như một chấn thương, tai nạn nhỏ khiến phần mông bị đập mạnh hoặc bệnh liên quan tới xương khớp. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú trọng vì khối lượng cơ thể thay đổi. Xu hướng chung là các cơ quan hơi dịch lên lúc mang em bé. Sau sinh, vị trí cơ quan trở lại bình thường khiến xương cụt, xương hông hay thắt lưng chưa thích nghi được gây ra đau nhức. Để cải thiện tình trạng này, chị em cần nghỉ ngơi hợp lý, bên cạnh thăm khám tìm rõ nguyên nhân gây bệnh, kết hợp massage, xoa bóp. Và giải pháp cuối cùng khi mọi phương pháp điều trị trên không hiệu quả là cắt bỏ xương cụt.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận