Trang chủ Chìa khóa Eva Đề phòng viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?

Đề phòng viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?

08/08/2012

Chưa có bình luận

1353 lượt xem

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa có hai con đường chủ yếu: Một là viêm nhiễm có tính tiến triển thường gặp nhất. Hai là viêm nhiễm toàn thân thông qua tuần hoàn huyết dịch khuếch tán đến bộ máy sinh dục. Để phòng viêm nhiễm phụ khoa cũng cần bắt đầu từ hai mặt này.

dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa

Đề phòng viêm nhiễm tiến triển:

  • Chú ý giữ vệ sinh sinh hoạt tình dục, phải có phối ngẫu cố định, tuyệt đối không quan hệ tình dục lung tung với nhiều người.
  • Làm tốt vệ sinh trong các thời gian hành kinh, sảy thai, sinh đẻ và nghỉ sau khi sinh, sử dụng các vật dụng đã tiêu độc, tuân theo thời gian bác sĩ quy định đình chỉ quan hệ tình dục và không tắm bằng chậu, mà phải tắm dưới vòi nước xả.
  • Khi cạo tử cung, đỡ để hoặc kiểm tra ở âm đạo… phải chú ý thao tác vô trùng, sau phẫu thuật liệu tình hình sử dụng thuốc kháng sinh để đề phòng viêm nhiễm, giảm thiểu cơ hội viêm nhiễm từ nguồn y tế gây nên.
  • Chú ý vệ sinh âm hộ và vệ sinh cá nhân hàng ngày. Chú ý đề phòng viêm nhiễm từ dụng cụ tắm và từ nhà vệ sinh.
  • Đề phòng viêm nhiễm do đường huyết dịch lan truyền:
  • Chú ý dinh dưỡng, tăng cường thể chất, giảm thiểu cơ hội bị bệnh.
  • Hễ bị bệnh phải tích cực điều trị, nhanh chóng khống chế bệnh tình, ngăn chặn phát tán rộng ra

Đề phòng viêm âm đạo, âm hộ ở bé gái

Đề phòng bệnh viêm âm đạo, âm hộ ở bé gái dưới 3 tuổi phải áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Cha mẹ hoặc nhân viên bảo mẫu phải luôn chú ý giữ sạch âm hộ của bé gái, kịp thời thay tã lót cho bé, ngoài tắm rửa ra, mỗi buổi tối còn cần rửa sạch âm hộ cho bé một lần và bảo vệ duy trì âm hộ luôn sạch sẽ khô ráo, nhất là về mùa hè. Mỗi lần thay tã lót đều phát kiểm tra kỹ xem âm hộ của bé có tấy đỏ hoặc có chất tiết ra khác thường không.
  • Các thành viên trong gia đình hoặc ở trong nhà trẻ nếu có người bị bệnh viêm sinh dục hoặc viêm nhiễm ở da cần chú ý cách ly, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan, quần áo của người bệnh đều phải luộc tiêu độc.
  • Nếu phát hiện âm hộ của bé tấy đỏ, nghi là bị nhiễm khuẩn hoặc chứng bệnh bị viêm, cần phải sau khi rửa sạch lau khô, bôi thuốc mỡ kháng sinh, dầu Alkannin hoặc thuốc mỡ Sulfanilamide… để phòng viêm nhiễm tăng năng thêm
  • Nếu bé đã bị viêm âm hộ, ngoài điều trị ra, còn cần phải chú ý hai bên môi âm hộ dính liền. Có thể hàng ngày sau khi rửa sạch âm hộ cho bé rồi, lấy hai ngón tay cái khẽ tách hai bên môi nhỏ âm hộ của bé ra và bôi thuốc mỡ kháng sinh vào âm hộ và mặt trong của hai bên môi nhỏ âm hộ để đề phòng hiện tượng dính liền nhau.
  • Bé gái không được mặc quần thủng đũng, quần lót cũng không được mặc quá chật và không cho mặc quần lót vải bằng nilon hoặc không phải là vải thuần cotton. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ  cởi quần ra, người mẹ hoặc nhân viên bảo mẫu phải kiểm tra xem ở chỗ đũng quần có chất tiết ra khác thường hoặc máu ô nhiễm bẩn hay không. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cũng phải rửa âm hộ cho bé gái một lần.
  • Giáo dục trẻ tập thành thói quen vệ sinh sạch sẽ, năng tắm rửa và thay giặt quần lót.
  • Bé gái nếu bị bệnh giun kim phải kịp thời điều trị, để tránh luôn dùng ngón tay gãi ở âm hộ. Nếu tay không sạch sẽ hoặc gãi sẽ xước da cũng sẽ nhiễm khuẩn sinh viêm nhiễm phụ khoa.

Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886

Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí

Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều