Trang chủ Tin tức sự kiện Những hiểu biết về sinh lý kinh nguyệt – Phần 3

Những hiểu biết về sinh lý kinh nguyệt – Phần 3

05/05/2012

Chưa có bình luận

1429 lượt xem

Xem thêm Phần 1, Phần 2

2. Những thành kiến đã lỗi thời và sự thiếu biểu biết về kinh nguyệt (tiếp)

Không được tắm khi đang hành kinh?

Vì tin như thế cho nên nhiều người chỉ ngồi trên bờ tắm nắng nhưng trong thực tế không cấm tắm khi đang hành kinh; nếu có tắm cũng không làm cho máu kinh ngừng ra hay máu kinh đông lại. Nếu mang tămpông (một loại gạc cuốn đặt trong âm đạo, ít dùng ở nước ta) thì không những có thể tắm mà còn không thấm ra quần lót.

chu-ky-kinh-nguyet

Phụ nữ có kinh tính khí trở nên dữ dằn?

Không đúng, có thể đau, có thể có những thay đổi về khí chất (hội chứng tiền kinh) nhưng nói chung phụ nữ thấy yên tâm khi thấy ra kinh. Gán cho phụ nữ tính dữ dằn khi có kinh là không công bằng và không thông cảm với hiện tượng sinh lý của phụ nữ.

Khi đang có kinh có thể chơi thể thao không?

Hoạt động thể thao không bị cấm khi đang có kinh. Càng vận động nhiều thì phụ nữ càng ít bị đau khi hành kinh. Nhưng vận động thể dục, thể thao quá nhiều, quá căng thẳng  lại có thể gây mất kinh. Những phụ nữ hoạt động nhiều thì càng ít nguy cơ bị đau bụng kinh nhưng nếu là môn thể thao bơi lội thì nên dùng tăm pông hơn là khăn vệ sinh.

Năm 1949 trong tác phẩm nổi tiếng Giới hạng hai, nhà văn nữ người Pháp Simone de Beauvoir đã kể câu chuyện đáng buồn về phản ứng của các thành viên gia đình khi cô con gái lần đầu tiên thấy kinh và “một ông bố sau khi phát hiện ra khăn có dính vết máu của con gái mình đã làm náo loạn cả nhà: tại sao, một người sạch sẽ như ông lại bắt buộc phải sống chung với biết bao phụ nữ bẩn thỉu”.

chu-ky-kinh-nguyet-2

Tóm lại, đã có thời sự hành kinh bị nhìn nhận là bẩn thỉu, biểu hiện của sự thấp kém và đồng hóa với thân phận phụ nữ; các em gái vị thành niên đã mang cảm giác bị xúc phạm, xấu hổ, tội lỗi mà bước vào tương lại. Ngày nay những định kiến trước kia không còn giá trị nữa và kinh nguyệt được nhìn nhận là một phần trong nữ tính của phụ nữ, chỉ đơn giản thế thôi nhưng đã phải trải qua cả một chặng đường dài nhiều thế kỷ.

Những định kiến sai lầm nói trên có nguồn gốc lịch sử: thầy thuốc Hi Lạp cổ đại cho rằng khí chất phụ nữ thuộc loại “ẩm ướt” và cơ thể sản xuất ra rất nhiều dịch cho nên cần phải đều đặn thải ra máu thừa để “cân bằng khí chất”, đến thời kỳ Phục hưng, máu kinh vẫn bị coi là chất độc và đến đầu thế kỷ 20 có thầy thuốc vẫn gọi kinh nguyệt là sự “tẩy sạch cơ thể của phụ nữ”… Rất may, những định kiến sai lầm về máu kinh nói trên đã không còn tồn tại nữa.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều