Trang chủ Chìa khóa Eva Sống khỏe sống đẹp Bạn cần khám phụ khoa khi nào?

Bạn cần khám phụ khoa khi nào?

10/12/2014

Chưa có bình luận

2263 lượt xem

Cuộc sống bận rộn khiến cho các chị em quên mất rằng, mình phải khám phụ khoa ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe của mình. Tuy nhiên, có những trường hợp bắt buộc phải đến gặp bác sĩ để biết chính xác tình  trạng của mình như thế nào như: chu kì kinh bất thường, ngứa, rát hay ra máu khi quan hệ tình dục.

1. Khám phụ khoa định kỳ:

Phần lớn các bệnh lây qua đường tình dục thường là những bệnh có thời gian lây và ủ bệnh khá lâu trước khi phát tán. Một số phụ nữ sau khi kết hôn không có con và khi đi khám mới biết mình bị nhiễm nấm Chlamydia, loại nấm này âm thầm gây bệnh vô sinh. Nhưng khi phát hiện thì không thể sinh để được nữa.

Bạn cần khám phụ khoa khi nào (1)

Việc khám phụ khoa và chăm sóc các bộ phân sinh dục, sinh sản nữa là một việc làm cần được quan tâm nhiều. Nếu đi khám thường xuyên, bạn sẽ tránh được những bệnh không đáng có trước khi qua muộn, phát hiện và điều trị sớm, đảm bảo cho sức khỏe và cuộc sống của chính mình. Lời khuyên của các bác sĩ là nếu đã hơn 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục thì bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần.

2. Những trường hợp đặc biệt nên đi khám phụ khoa:

– Trước khi bạn lập gia đình: trước khi kết hôn cả 2 bạn và chồng sắp cưới nên đi khám phụ khoa và nam khoa là một việc làm cực kì cần thiết, để biết rằng, cơ quan sinh dục có bình thường hay không để tránh hậu quả sau khi kết hôn. Nấm Chlamydia có thể là kẻ thù âm thầm gây vô sinh ở phụ nữ. Bạn cần đi khám để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra kết luận tổng thể về các bộ phận sinh dục và sinh sản một các chính xác nhất.

– Trước khi mang thai: đa phần các chị em thường đi khám khi đã bị trễ kinh hay khi có tin vui rồi mới đi khám thay vì chuẩn bị đi khám trước khi mang thai. Trong khi đó, việc đi khám trước khi mang thai là một việc tối ưu cho cả thai phụ và thai nhi sau này. Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: nấm, ngứa âm đạo, mụn giộp… có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Bởi khi đã mang bệnh và điều trị thì nhất thiết phải uống thuốc mà các loại thuốc trong quá trình điều trị thường không tốt cho quá trình mang thai sau này, có thể trẻ sẽ bị khiếm khuyết bởi một vài thành phần của thuốc chẳng hạn.

3. Các trường hợp khẩn cấp khác:

– Khi bạn phát hiện chồng vui vẻ bên ngoài: Khi đó, việc đầu tiên chắc chắn chị em phụ nữ phải đau khổ và tức giận, nhưng đừng vì cái giận trước mắt mà quên đi sức khỏe của bản thân nhé. Nguy cơ lây nhiễm từ chống mình là cực kì cao đấy. Nếu phát hiện chồng mình vui vẻ bên ngoài bạn nên bình tĩnh đi khám phụ khoa, xét nghiệm để xem mình có bị lây nhiễm hay không nhé. Một số loại nấm, mụn giộp, giang mai… sẽ xuất hiện nhanh chóng, nhưng nếu các căn bệnh như: HIV, viêm gan B thì triệu chứng sẽ xuất hiện muộn hơn. Bạn nên làm xét nghiệm trước và sau đó 3 tháng để đảm bảo an toàn nhé.

Bạn cần khám phụ khoa khi nào (2)

– Trục trặc khi “yêu” lần đầu: Nếu bạn đau hay chảy máu ở lần đầu tiên thì kinh nghiệm dân gian đó là màng trinh bị rách. Nhưng nếu có những con đau dữ dội và kéo dài khiến bạn sợ “yêu” lần nữa, chảy máy bất thường thì đó cũng là một trong những trường hợp khiến bạn phải đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay đấy.

– Khi vùng kín có các vấn đề khó chịu như: đau, rát, ra máu giữa chu kì, huyết trắng có mùi hôi…. Hãy đi khám ngay nhé. Các cảm giác khó chịu đó có thể do vùng kín bị lây nhiễm các loại nấm… dẫn đến ung thư, vô sinh hay tử vong khi không được chữ trị kịp thời.

– Khám phụ khoa một cách tổng quát gồm đưa ra các vấn đề với bác sĩ, khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung không tốn quá nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn nên xét nghiệm nước tiểu, dịch âm đạo, tế bào cổ tử cung… để biết rằng mình thực sự khỏe mạnh.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều