Trang chủ Chìa khóa Eva Sống khỏe sống đẹp Tin y tế sức khỏe Bệnh lậu, biểu hiện, nguyên nhân và các biến chứng

Bệnh lậu, biểu hiện, nguyên nhân và các biến chứng

18/09/2015

Chưa có bình luận

1888 lượt xem

  1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh phong tình rất hay lây. Đây là một bệnh thường được lây truyền qua đường sinh dục phổ biến nhất trên thế giới. Ai cũng có thể mắc bệnh này: người lớn, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh cũng bị bệnh, nhưng chủ yếu là ngừoi có nhiều bạn tình hoặc thay đổi bạn tình, thường gặp nhất ở phụ nữ chơi bời trác táng hoặc là gái mại dâm.

  1. Biểu hiện của bệnh

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày sau khi giao hợp. Những  biểu hiện của bệnh có khác nhau tùy theo nam hoặc nữ.

– Ở đàn ông, hơn 90% trường hợp có biểu hiện rõ rệt bằng viêm niệu đạo cấp tính như tiểu ra mủ, đái buốt.

– Ở phụ nữ, khoảng 60% nhiễm bệnh không thấy triệu chứng gì ngoại trừ có huyết trắng và tiểu rát. Số còn lại (gần 40%) có triệu chứng viêm mủ đường tiểu và cổ tử cung, tất cả cơ quan sinh dục bị nhiễm nhanh chóng và đều khắp. Các biểu hiện thường gặp nhất như sau: Cảm giác nóng buốt khi đi tiểu; Đái rát, đôi khi có huyết trắng; Chảy mủ nơi cửa mình kèm theo đau bụng dưới.

Những biểu hiện của bệnh lậu

Chú ý: Một số phụ nữ không có triệu chứng gì (khoảng 60%) tuy nhiên cơ quan sinh dục của họ đã bị nhiễm nặng và khả năng lây bệnh của họ rất cao.

–  Nếu giao hợp với người mắc bệnh lậu qua đường hậu môn có thể bị viêm trực tràng.

– Giao hợp qua đường miệng sẽ bị viêm họng.

– Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh lâu có thể bị viêm kết mạc do lậu sau khi sinh rất nặng.

– Ở người lớn, khi tay dơ (bị nhiễm trùng) dụi vào mắt, cũng mang bệnh lậu mắt như trẻ sơ sinh đã nói ở trên.

– Nếu được chữa trị sớm, bệnh sẽ mau hết. Nếu không bệnh sẽ kéo dài và trở thành kinh niên.

  1. Nguyên nhân lây truyền bệnh lậu

Mầm bệnh là loại vi trùng hình cầu (Gram âm (-) thường dính đôi như hạt cà phê) có nhiều trong mủ đường tiểu. Loại vi khuẩn này được phát hiện bởi Albert Neisser năm 1897 (do đó nó có tên là Neisseria Gonorrhoeae, gọi tắt là Gonocoque). Trong cơ thể, loại vi khuẩn này khu trú ở bạch cầu và rất yếu khi ở ngoài, nên dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng hoặc xà phòng diệt khuẩn. Tuy nhiên, nó có thể sống vài giờ trong chăn lau hoặc quần áo lót và chính những thứ này trở thành nguồn lây nhiễm cho bất cứ ai nếu dùng chung đồ lót hoặc khăn lau với người mắc bệnh. Nói tóm lại, bệnh có thể lây truyền qua hai con đường:

– Trong quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu dù chỉ một lần, nguy cơ bị lây nhiễm lên đến 50%, lần thứ hai nguy cơ có thể tăng lên gần như 100%.

– Sự lây nhiễm có thể do việc sống với người mắc bệnh mà không cảnh giác như sử dụng chung các đồ dùng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn, cũng có thể do ngồi trên bàn cầu bô (trước đó có dính mủ, huyết trắng của người bệnh).

Nguyên nhân gây bệnh lậu bạn nên biết

Chú ý: Phụ nữ mắc bệnh lậu, khi sinh con qua cổ tử cung (đã bị nhiễm trùng) thì đứa bé sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm kết mạc do tậu cầu.

– Đây là loại bệnh lây trực tiếp lúc giao hợp với người có bệnh hoặc có sẵn vi trùng.

– Bệnh có thể lây gián tiếp vì dùng chung vật dụng có nhiễm trùng.

  1. Biến chứng của bệnh lậu

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, bệnh này không thể làm khó được ai. Nhưng nếu coi thường và không được chữa trị sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm có thể làm chết người như sau:

– Sự nhiễm trùng ở phụ nữ thường lan ra rất nhanh khắp bộ phận sinh dục như: đau tử cung, dây chằng, sưng vùng hội âm và viêm vòi v.v…

– Phụ nữ bị viêm phần phụ có thể dẫn đến có thai ngoài tử cung hoặc vô sinh do các vòi trứng bị hẹp lại, bị phá hỏng, thậm chí bị tắc nghẽn.

– Đôi lúc vi khuẩn đi theo đường máu làm viêm lậu khớp sưng: sưng, nóng, đỏ, đau. Có khi chứa mủ hoặc nước bên trong bao khớp.

– Nhiễm trùng máu gây sốt, cùng những tổn thương ở não và tim (viêm cơ tim và màng tim, có thể gây chết người. Nhiễm trùng ở mắt có thể làm mù mắt.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều