Cần làm gì nếu bị khối u buồng trứng sau khi có thai?
Khối u buồng trứng khi có thai rất ít trường hợp đồng thời tồn tại, nhưng những năm gần đây, vì sau khi nhấn mạnh có thai kiểm tra thời kì đầu (có thai trong 3 tháng), lại ứng dụng thêm siêu âm B có thể sớm phát hiện ra khối u ở buồng trứng không có triệu chứng.
Khi mang thai, khoang chậu sung huyết rõ rệt, có thể làm cho khối u nhanh chóng sinh trưởng, thể tích tăng to. Tiếp đó, tử cung mang thai tăng trưởng, vị trí khối u lên đến khoang bụng, dễ sinh xoắn vặn và phát sinh hoại tử, nứt vỡ. Thời kì cuối mang thai nếu khối u tương đối to có thể dẫn đến thai vị bất thường. Nếu khối u buồng trứng vẫn còn ở khoang chậu có thể trở ngại đến việc thai nhi sinh đẻ qua âm đạo hoặc vì tử cung thu co và đầu thai nhi nén ép mà nứt vỡ, ảnh hưởng đối với mang thai và sinh đẻ quyết định bởi khối u buồng trứng là lành tính hay ác tính, bộ phận sở tại có bệnh bội nhiễm hay không.
Trên nguyên tắc, thời kì mang thai phát hiện khối u buồng trứng đều cần điều trị bằng phẫu thuật, có thể mang thai được 16-20 tuần thì phẫu thuật cắt bỏ, vì thời gian này phẫu thuật khó gây nên sảy thai. Nếu là khối u ác tính cần sớm nhất tiến hành phẫu thuật điều trị tận gốc, chỉ có những phụ nữ trẻ tuổi mong có con và khối u loại ác tính độ thấp và ở thời kì đầu thì có thể nghĩ đến trước hết là cắt bỏ phần phụ một bên, cho phép mang thai đến đủ tháng để sinh con. Nếu bị bội nhiễm xoắn vặn nuốm đế khối u, nứt vỡ và cảm nhiễm thì cần lập tức tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Nếu thời kì cuối mang thai mới phát hiện, chỉ cần không có tình trạng trở tắc đường sản, có thể sau khi sinh đẻ bình thường rồi hãy tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, cũng có thể đồng thời với phẫu thuật lấy thai ra, cắt bỏ luôn khối u.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận