Điều trị suy nhược dương sự bằng tiêm thuốc – Phần 9
Xem các phần khác tại đây!
Câu hỏi: thế nào là tâm lý điều trị ?
Trước hết, người đàn ông nhược dương, ở tuổi 40-50, như vẫn thường gặp, là đối tượng rất mong manh. Trong tình huống kinh tế tương đối ổn định, cùng với một vị trí nào đó trong xã hội, đôi khi quen ra lệnh và quen được tuân lệnh, ông ta không hiểu tại sao lại như vậy. Nếu vì lý do tuổi tác thì không đúng (mình còn trẻ quá mà!) nhất là bạn bè đâu có ai như vậy? (thật ra là không dám thú thật).
Đầu tiên, cần làm “công tác tư tưởng”, phải mất thời giờ giải thích tỉ mỉ cho thật thông suốt: tại sao suy yếu? Và hướng giải quyết bằng thuốc uống, hoặc tiêm vào thể hang, nếu cần thiết. Tại sao phải làm như vậy? Có phản ứng, biến chứng gì không?… vân rân… Tất cả nhằm mục đích trấn an, giải ức chế và lo âu, đem lại thăng bằng về mặt tâm lý.
Tiếp theo, với một vài trường hợp, cần sử dụng những phương pháp điều trị hành vi (behavior therapy) để người đàn ông bớt bị ám ảnh về cường độ cương đồng thời nhận định và đánh giá đúng mức “sự việc”. Sinh hoạt tình dục phải đem lại thích thú thỏa đáng cho đôi bên, mà cơ quan dương sự chỉ là phương tiện, chứ không phải cứu cánh…
Khi người chồng bớt tập trung tư tưởng vào “nó”, và bà xã tích cực hỗ trợ bác sĩ trong điều trị, thì coi như vấn đề đã được giải quyết phần lớn.
Lời kết
Như đã nhấn mạnh ngay từ đầu, trạng thái nhược dương rất đặc biệt, tuy không nguy hiểm đến tánh mạng hay ảnh hưởng tuổi thọ, không gây trở ngại đau đớn nào, ít ra là về mặt thể xác, nhưng lại thuộc lãnh vực “không thích ai biết, chẳng muốn ai hay” kể cả bà xã, hoặc người yêu, bạn tình.
Bệnh nhân tim mạch chẳng hạn, rất sẵn sàng kể lể về sức khỏe của mình, để nhờ hướng dẫn đến một bác sĩ thích hợp. Người nhược dương, trái lại, chỉ muốn tự điều trị lấy, nếu có trình độ thì nghiên cứu sách vở, báo chí, hoặc… viết thư cho mục TMBHA.
Khi điều trị, cũng ít khỉ đỉ đến cùng và theo đúng lời dặn, nhiều trường hợp cương lâu thường do tự động tăng liều, “lập thành tích”, hoặc muốn “dằn mặt” (?!) ai đó.
Như vậy, để tạm kết, vấn đề là bệnh cảnh này quan trọng đến đâu, và ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của hai vợ chồng. Có cần thiết phải “giải quyết rốt ráo” hay không?
Sau đó mới nóỉ đến đỉều trị. Một công việc không dễ dàng, hoặc nhanh chóng thấy kết quả, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, ở cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân, và… bà xã.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận