Nỗi lo của mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ có rất nhiều nguy cơ phá hỏng thai kỳ như: sẩy thai to, dọa sinh cực non, đái tháo đường, hở eo tử cung, tiền sản giật…trong đó:
– Sẩy thai to: nếu thai dưới 20 tuần tuổi vẫn thì vẫn có nguy cơ bị sảy thai. Chị em phụ nữ nên biết, phần lớn các ca sảy thai tự nhiên là thai có những sai lạc trong nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Dó đó, điều quan trọng cần làm là trước khi mang thai nên đi khám phụ khoa, xét nghiệm máu, kiểm soát các bệnh nhiễm trùng, tư vấn các bệnh do di truyền, thận trọng trong việc dùng thuốc, chụp X quang trong khi chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, tiêm phòng cách bệnh rubella, sởi, viêm gan siêu vi B… và tránh làm việc trong môi trường có hóa chất, tia xạ…
– Sinh cực non là tên gọi khi sinh bé dưới 28 tuần tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: đa thai, đa ối, thai dị dạng… ngoài ra, các trường hợp khác là do sức khỏe của mẹ như: cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, hở eo cổ tử cung, dinh dưỡng kém và lao động quá sức, nhau thai bong non, nhau tiền đạo…
– Hở eo cổ tử cung (CTC) là một trong những nguyên nhân gây sảy thai phổ biến. Thông thường, CTC đóng kín có tác dụng giữ thai nhi ở trong bụng mẹ. CTC chỉ mở khi gần đến ngày sinh. Nhưng trong trường hợp hở eo CTC, trong giai đoạn thai nhi vẫn còn non, nhung không có cơn gò tử cung, CTC vẫn mở, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Nguyên nhân có thể là do nạo phá thai trước đó nhiều lần, do rách CTC khi sinh, hoặc có thể không rõ nguyên nhân…. Sẩy thai to là hiện tượng tự nhiên khi đang sinh hoạt bình thường, làm việc bình thường, bỗng phát hiện mình bị vỡ ối và sau vài cơn gò là thai đã ra. Hở eo CTC có thể dẫ đến tình trạng sảy thai to. Để đề phòng sẩy thai to – sinh non, thai phụ đã từng bị sẩy thai to, sinh non, nhất là bị từ hai lần trở lên, cần được tư vấn về phương pháp khâu eo CTC vào thời điểm thích hợp ở lần mang thai tiếp theo. Giải pháp duy nhất trong trường hợp này là khâu lại. Phương pháp này khá nhanh chóng, không gây đau đớn nhiều nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Chị em cần được tư vấn kỹ trước khi thực hiện thủ thuật này. Sau khi thực hiện tiểu phẫu cần nghỉ ngơi, dùng thuốc trong vài ngày. Chỉ khâu được cắt vào tuần thứ 38, bé chào đời đủ tháng.
– Tiểu đường thai kỳ (TĐTK): Chị em phụ nữ có thể bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai. Đây gọi là tiểu đường thai kỳ, xuất hiện ở tuần thai thứ 24 -28 nhưng cũng có thể sớm hơn. Trong khi mang thai, một số nội tiết tố và một số chất khác được tiết ra từ nhau thai buộc cơ thể mẹ phải sản xuất thêm insulin để duy trì đường huyết bình thường. Nhưng nếu cơ thể bè mẹ không cung cấp đủ insulin thì sẽ dấn đến tình trạng tiểu đường nhất thời. Sau khi sinh, mọi thay đổi trong cơ thể đều sẽ trở về mức bình thường, bệnh tiểu đường cũng “lặn” mất.
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và hợp lý có thể dẫn đên một số các nguy cơ:
– Thai to do lượng glucose thừa trong máu. Tăng sang chấn lúc sinh nếu thai phát triển quá lớn. Sau khi sinh, thai nhi dễ bị hạ đường huyết, vàng da sơ sinh…
– Thai có thể bị chết lưu khi gần đến ngày sinh và thường không có triệu chứng gì điển hình. Bởi vậy, phụ nữ nên đi khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose ở thời điểm 18 – 24 tuần là cách phát hiện bệnh sớm. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu chế độ ăn uống cữ ngọt, tăng cường rau xanh, hải sản… vận động thường xuyên trong thai kỳ để ổn định lượng đường trong máu.
– Tăng huyết áp thai kỳ – tiền sản giật: là một trong 5 tai biến sản khoa đáng sợ nhất. Nếu mẹ bầu có huyết áp bình thường nhưng khi mang thai huyết áp tăng lên đột ngột, có đạm trong nước tiểu thì đó là những triệu chứng của tiền sản giật. Nếu không được xử trí tốt, mẹ bầu có thể lên cơn co giật. Và để chẩn đoán tiền sản giật, thai phụ cần đi khám thai định kỳ về xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp. Ngoài ra, các mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều thịt, cá, rau xanh, trái cây… sẽ làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật…
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận