Triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai
Có 4 giai đoạn của nhiễm trùng giang mai, mỗi giai đoạn có dấu hiệu và triệu chứng riêng:
Giang mai nguyên phát (giang mai thời kỳ I)
Thường xuất hiện những vết trợt không đau tại nơi vi khuẩn xâm nhập vào da. Vết trợt này còn gọi là Săng (Chancre). Săng này xuất hiện từ 10 đến 90 ngày sau khi vi khuẩn xâm nhập, nó mau chóng trở nên cứng như nút áo với đáy săng bằng phẳng, gờ cao và chắc. Vùng thường có loại săng này là bộ phận sinh dục ngoài, cổ tử cung, miệng và hậu môn. Thỉnh thoảng người bệnh lại nhận thấy có nhiều săng nhỏ thường mọc trên vùng âm hộ, sau 1 tháng thì săng lành lặn
Giang mai thứ phát (giang mai thời kỳ II)
Giang mai thứ phát thường xuất hiện từ 3-9 tuần sau khi săng xuất hiện. Đặc điểm của giang mai thứ phát rất thay đổi, từ chứng ban đỏ lan rộng điển hình trong lòng bàn tay và gót chân đến việc hình thành những u sùi ở bộ phận sinh dục ngoài và những vùng ẩm khác, hạch sưng tấy và lan rộng.
Giang mai tiềm ẩn
Khi sức miễn dịch của cơ thể vượt qua thời kỳ II thì là giang mai tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, bệnh yên lặng, nhưng nếu không điều trị, người bệnh sẽ trở lại giang mai thời kỳ II hay tiến sang bệnh giang mai muộn (thời kỳ III).
Giang mai muộn (giang mai thời kỳ III)
Là do giang mai không điều trị săng thường đặc thù là cục cứng có tên gọi gôm (gumma), và những vùng chủ yếu bị ảnh hưởng là da, xương và não hay nội tạng, đặc biệt là tim và mạch máu lớn bị vi khuẩn Treponema pallidum hủy hoại, vào khoảng 10-30 năm sau khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Thường thấy nhất là bị phình và yếu những nơi bị nhiễm. Khi tim bị ảnh hưởng thì sẽ bơm máu yếu đi dẫn đến suy tim. Não bị ảnh hưởng từ 2-30 năm sau giang mai thời kỳ I. Khi não bị ảnh hưởng, người bệnh bị nhức đầu, sốt, mù mắt, mất kiểm soát cơ khi đi lại, cuối cùng trở nên điên khùng lảm nhảm.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận