Vai trò của những hormone khác với tình trạng suy nhược dương sự
Trong lãnh vực này, thì prolactine cũng chẳng hơn gì. Nồng độ prolactine cao, gây sụt giảm testosterone, vẫn được xem như một nguyên nhân nội tiết cổ điển của tình trạng suy yếu dương sự.
Trước hết, những trường hợp như vậy rất hiếm, chỉ từ 0,3 đến 2%. Ngoài ra, như đã nói ở câu 15, nồng độ testosterone thấp, chủ yếu ảnh hưởng đến ham muốn, chứ không phải chính hiện tượng cương. Điều chỉnh bằng thuốc đối kháng prolactine, như PARLODEL (Bromocriptine) do vậy, thường phục hồi ham muốn, chứ chưa hẳn đã giải quyết được “vấn đề khó cương”.
Tuy nhiên, nếu nói nội tiết là insuline trong bệnh tiểu đường, thì khác. Vì khoảng 50% người mắc bệnh này đều có biểu hiện suy yếu dương sự, đôi khi một cách vĩnh viễn, không thể điều trị phục hồi. Hơn nữa, nó chỉ là triệu chứng báo hiệu hàng loạt tai biến đã, đang, hoặc sẽ xảy ra. Trong trường hợp này, điều trị tiểu đường quan trọng và ưu tiên hơn, vì như đã nói ở đầu bài, không sinh hoạt tình dục cũng “chẳng chết ai” mà có thể còn thọ hơn chưa biết chừng. Nhưng ổn định đường huyết không chắc sẽ phục hồi dương sự. Điều may mắn là tình trạng nói trên thường đáp ứng khá tốt với thuốc gây cương nhân tạo, tuy rằng, cũng như với insuline, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc này suốt đời. Cần nhấn mạnh là người mắc bệnh tiểu đường không hề sút giảm ham muốn. Ngoài ra, họ còn bị rối loạn xuất tinh: xuất tinh chậm, không xuất tinh, hoặc xuất tinh ngược, một lý do hiếm muộn khó giải quyết ở đàn ông.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận