Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Những lưu ý nhỏ khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

Những lưu ý nhỏ khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

30/11/2015

Chưa có bình luận

1010 lượt xem

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong cho phụ nữ. Việc tầm soát cũng như phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có tác dụng giúp điều trị bệnh được dứt điểm, tránh gây biến chứng và gây tử vong. Đặc biệt là việc tầm soát bằng các phương pháp xét nghiệm tại các cơ sở y tế không quá phức tạp nhưng chị em phụ nữ vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc này.

Việc phát hiện ra chủng virus HPV gây u nhú, khoa học cũng đã chế ra được vaccine ngừa ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng có hiệu quả nhất đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi chưa có quan hệ tình dục. Ở những lứa tuổi lớn hơn, thuốc vẫn có hiệu quả những không tối đa. Bởi vậy, nếu đã tiêm phòng thì chị em cũng nên đi khám phụ khoa thường xuyên để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cách xét nghiệm

Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 thường mắc ung thư cổ tử cung và theo thống kê của Tổ chức Ung thư Thế giới (GloboCan) năm 2012 cho thấy, mỗi năm có hơn 500.000 số ca mắc ung thư cổ tử cung và theo ghi nhận thì có đến 51% đã tử vong và con số này chủ yếu nằm ở các nước kém phát triển. Tại Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh và 11 ca tử vong vì căn bệnh. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung đang có xu hướng tăng dần lên độ tuổi. Và mặc dù là căn bệnh nguy hiểm như vậy, nhưng bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh trong thời gian dài người bệnh mới có thể phát hiện ra, và đây chính là nguyên nhân dẫn đền nhiều cái chết thương tâm. Đặc biệt, trong giai đoạn tiền ung thư, các triệu chứng gần như là không có và chỉ được phát hiện nhờ  khám phụ khoa.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là biện pháp để điều trị dứt điểm bệnh

Việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung phần lớn dựa vào những xét nghiệm tế bào học và thăm khám lâm sàng. Hiện nay, có khá nhiều kỹ thuật sàng lọc ung thư từ những giai đoạn đầu của bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là: xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) và VIA (quan sát bề mặt cổ tử cung với acid axetic). PAP thường không có kết quả ngay, đòi hỏi hệ thống bảo quản và đọc tiêu bản phức tạp. Trong khi đó, VIA thì đơn giản, ít tốn kém, sàng lọc nhanh những tổn thương tiền ung thư. Chỉ sau một vài phút, chị em có thể biết kết quả và nếu kết quả âm tính thì hãy yên tâm, sẽ không có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm tới. Và sau 3 năm nên thực hiện lại việc xét nghiệm này.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều