Đau vùng chậu cấp tính do bệnh lý phụ khoa
Đau vùng chậu ở nữ giới chính là triệu chứng mang cảm giác chủ quan nên việc đánh giá của bác sĩ cần phải đứng trên góc độ khoa học. Từ đó việc chẩn đoán đúng mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Thực tế, đau vùng chậu có hai thể: đau vùng chậu cấp và đau vùng chậu mạn tính. Bài này chúng ta cùng tìm hiểu đau vùng chậu cấp tính do bệnh lý phụ khoa.
Với đau vùng chậu cấp tính do bệnh lý phụ khoa thường gặp 3 nhóm nguyên nhân chính, đó là viêm, vỡ và xoắn.
Thai ngoài tử cung
Thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đây là dạng ưu tiên đầu tiên người thầy thuốc sản khoa đề cập trong chẩn đoán đau vùng chậu cấp. Với các dấu hiệu như: trễ kinh hay kinh không đều, các cơn đau vùng bụng dưới, đau một bên hay cả hai bên vụng, kèm theo hiện tượng xuất huyết âm đạo dạng rong kinh, rong huyết. Nếu thử quick tick sẽ ra hiện tượng dương tính. Khi bhám bụng sẽ có hiện tượng đau chói khi chạm vào ở cạnh bên tử cung. Siêu âm ngả âm đạo, sẽ thấy khối thai nhi nằm ngoài buồng tử cung. Các điều trị sẽ phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ, điều trị nội khoa dùng thuốc hóa chất làm tan khối thai hoặc điều trị phẫu thuật nội soi để đưa khối thai ngoài tử cung ra khỏi cơ thể.
Viêm vùng chậu cấp tính
Tình trạng nhiễm trùng ngược dòng ở phụ nữ có sinh hoạt tình dục, với các triệu chứng như: đau bụng dưới dữ dội, sốt cao, cùng với dấu hiệu nhiễm trùng. Khám ấn đau nhói và có đề kháng vùng hạ vị, lắc cổ tử cung đau nhiều. Cách điều trị có thể dùng kháng sinh liều cao, liều tiêm để điều trị, dùng ít nhất 2 loại kháng sinh trở lên. Kết hợp với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, bồi phụ nước và điện giải và tăng cường thể trạng. Thời gian điều trị kéo dài từ 10 – 14 ngày.
Vỡ nang buồng trứng
Vỡ nang buồng trứng, nang hoàng thể hay nang lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến đau vùng chậu cấp tính. Người bệnh có thể đau dữ dội đến nỗi ngất đi, cơn đau thường 1 hay cả vùng bụng dưới, ấn bụng có phản ứng thành bụng. Khi siêu âm có dịch tự do trong ổ bụng, có khối u buồng trứng. Điều trị bằng cách phẫu thuật khi có dấu hiệu của xuất huyết nội, dịch tự do trong ổ bụng lượng nhiều, các dấu hiệu đau nặng hơn, đồng thời xét nghiệm có sự thay đổi huyết động học.
Xoắn phần phụ
Thường gặp ở lứa tuổi thành niên và lứa tuổi sinh sản. Khi mạch nuôi máu bị xoắn, khối ở phần phụ như: u bì buồng trứng hay u nang buồng trứng. Gây đau dữ dội do giảm máu nuôi đột ngột, cơn đau từng cơn, sau đó kéo dài và dữ dội hơn kèm theo cảm giác buồn nôn. Khi khám vùng bụng ấn đau phản ứng thành bụng rõ. Khi siêu âm hình ảnh khối u buồng trứng, phản âm tăng, phổ doppler mạch máu trên khối u, biểu hiện nút xoắn. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, tháo xoắn bóc u bảo tồn buồng trứng.
Sảy thai
Dấu hiệu là các cơn đau bụng từng cơn vùng giữa hạ vị, kèm ra huyết âm đạo nhiều. Trước đó, các triệu chứng thường gặp như: trễ kinh, siêu âm có hình ảnh túi thai trong tử cung và triệu chứng nghén. Phương pháp điều trị có thể dùng thuốc Misoprostol ngậm cạnh bên má sau mỗi 4 giờ, với liều 400 – 600mcg, để đưa khối sảy thai ra ngoài hoàn toàn. Đồng thời, dùng thuốc giảm đau như Paracetamol. Nếu huyết ra nhiều, thay đổi huyết động học thì cần phải hồi sức, truyền dịch và hút lòng tử cung để cầm máu.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận