Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Đau vùng chậu cấp tính và mãn tính không do phụ khoa

Đau vùng chậu cấp tính và mãn tính không do phụ khoa

03/12/2015

Chưa có bình luận

1107 lượt xem

Nguyên nhân gây đau vùng chậu cấp tính và mãn tính không do nguyên nhân phụ khoa gồm:

Đau vùng chậu cấp không do bệnh lý phụ khoa

Viêm ruột thừa

Đây là nguyên nhân gây đau bụng ngoại khoa thường gặp và sảy ra ở mọi lứa tuổi. Với các dấu hiệu: cơn đau bụng, ban đầu thường đau ở dưới mũi ức, sau đó lan xuống vùng hố chậu phải tương ứng với vùng túi quần tây bên phải, lúc đầu đua âm ỉ sau đó tăng dần lên và kèm theo hiện tượng sốt, không đi tiêu được, chán ăn, buồn nôn. Khi khám ấn đau và đề kháng vùng hố chậu phải, bạch cầu tăng cao khi xét nghiệm công thức máu. Khi siêu âm bụng tổng quát, thì ruột thừa sẽ tăng kích thước, phản âm quanh ruột thừa tăng. Chụp CT – Scan vùng chậu sẽ có hiện tượng có cản quang, hình ảnh ruột thừa sưng to, viêm thâm nhiễm xung quanh. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng, cắt ruột thừa khâu vùi gốc.

Đau vùng chậu cấp không do bệnh lý phụ khoa

Viêm túi thừa

Thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi. Ban đầu là đau hố chậu trái hoặc hố chậu phải (túi thừa là những phình ra từ đại tràng trong thời gian dài một cách từ từ; chúng xuất phát từ những điểm yếu tự nhiên của thành đại tràng). Dấu hiệu gồm: sốt, tiêu chảy phân lẫn máu, khó ăn. Xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao. Cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, bổ xung nước, điện giải và hồi sức.

Viêm bàng quang

Với các cơn đau vùng hạ vị, đi tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, nước tiểu đục kèm theo hiện tượng sốt. Khi khám vùng bụng, ấn đau có đề kháng nhẹ, bạch cầu tăng, xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, có vi trùng. Khi siêu âm vùng chậu, bàng quang thành dầy. Cách điều trị là dùng thuốc kháng sinh phổ rộng, hoặc tiêm kháng sinh.  Nếu nhiễm trùng nặng phải dùng kèm thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt cơ trơn và trợ sức. Nhẹ thì dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Đau vùng chậu mãn tính không do phụ khoa

Bệnh lý dạ dày – ruột

Bệnh lý thường gặp là viêm ruột không điển hình, khi ăn đồ ăn lạ, cơ thể chưa thích ứng kịp thời sẽ gây đau bụng, từng cơn và người bệnh có thể chịu đựng được, cùng với hiện tượng tối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, viêm đại tràng co thắt thường gặp ở những người bệnh hay lo lắng, làm việc quá sức, mất ngủ, stress… Cách điều trị tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng cuộc sống. Thuốc điều trị có thể dùng là thuốc giảm co thắt như Spasmverin hay  NO-SPA, an thần.

Đau vùng chậu mãn tính không do phụ khoa

Viêm mô kẽ bàng quang

Là tình trạng viêm bàng quang mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng, nhiễm nấm, quan hệ tình dục không an toàn. Với các dấu hiệu như đau bụng dưới không điển hình, rối loạn đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi. Cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh phổ rộng, cùng với đó là cấy nước tiểu tìm vi trùng và nội soi bàng quang để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh lý cơ xương khớp

Thường gặp trong trường hợp căng cơ vùng bụng hay vùng lưng, thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng đau bụng dưới, đau mỗi khi đổi tư thế, đôi lúc ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, người bệnh hoạt động không linh hoạt. Trường hợp này cần phải khám bác sĩ chuyên khoa, chụp X-quang vùng thắt lưng, chụp MRI vùng bụng để tìm nguyên nhân chính xác trước khi điều trị.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều