Điều gì xảy ra trong chu kì
- Chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ rụng trứng là do buồng trứng phóng thích trứng dưới tác động của hormone FSH, LH của tuyến yên.
- Hành kinh, nếu không thụ thai, theo cơ chế sau: Khi rụng trứng, niêm mạc tử cung dày lên do tác độnh của hormone Estrogen của buồng trứng để chuẩn bị đón trứng đến làm tổ.
- Nếu trứng thụ tinh thì có chỗ làm tổ, lúc đó niêm mạc tử cung cũng được duy trì nên có hiện tượng mất kinh trong suốt thời gian mang thai.
- Ngược lại nếu trứng không thụ tinh thì hormone Estrogen bị giảm đột ngột gây nên thiếu máu nuôi tử cung và do Prostaglandie được phóng thích làm tử cung co, hậu quả là niêm mạc tử cung tróc làm đứt mạch máu rồi thải ra ngoài gọi là kinh nguyệt, giống như khi chúng ta bóc cái vảy lúc vết thương chưa thành sẹo thì đứt mạch máu ở phía dưới.
Mỗi phụ nữ nên có một quyển sổ tay ghi chép liên tục 3 chu kì:
Khi hành kinh ghi:
- Ngày bắt đầu và ngày chấm dứt. Tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh.
- Xem qua băng vệ sinh để biết tính chất máu:
Màu đỏ đen thế nào?
Không có máu cục, chỉ có lợn cợn là niêm mạc tử cung bị tróc ra. Máu ra nhiều, ít (căn cứ thấm ướt và số lần thay trong ngày).
- Ngày có kinh lần sau: Từ đó biết vòng kinh bao nhiêu ngày; khi vòng kinh đã ổn định, nếu có trồi sụt thì chênh lệch chỉ 5-7 ngày; khi nào trễ kinh quá 10 ngày mới nghi có thai.
- Giữa vòng kinh có chảy máu bất thường không?
- Lúc rụng trứng:
- Có đau bụng không.
- Chất nhầy âm đạo hay thân nhiệt cũng tăng.
- Thử nước tiểu thấy thế nào?
Biết ngày rụng trứng để chủ động việc ngừa thai hợp với quy luật tự nhiên hoặc mang thai nếu muốn. Khi đi khám bệnh phụ khoa, nhân viên y tế sẽ hỏi bạn về kinh nguyệt và nếu đưa sổ ghi thì đó là tài liệu quý giá để bác sĩ đoán bệnh.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận