Cách chữa viêm âm đạo lộ tuyến: Một sản phụ sau 34 tuần mang thai
Nhau thai là một bộ phận nối thai với người mẹ. Nó gắn với thành trong của tử cung, đưa chất dinh dưỡng từ người mẹ đến thai và đưa chất thải từ thai về người mẹ. Trường hợp nhau thai bám thấp, vị trí của nhau nằm ở phần thấp hơn đáy tử cung, phủ lên cổ tử cung. Điều này có thể gây hiện tượng ra huyết không đau vào những ngày cuối thai kỳ và ngăn cản chuyển dạ bình thường. Trong trường hợp này cần thực hiện thủ thuật mổ tử cung lấy thai ra (gọi là phẫu thuật caesar).
Có nguyên nhân nào khác gây chảy máu?
Một nguyên nhân nữa gây xuất huyết trong những tháng cuối thai kỳ là chứng nhau bong non. Trong trường hợp này, nhau thai bị tách rời khỏi thành bên trong tử cung bởi một cục máu đông lớn. Sản phụ bị ra huyết, đau bụng dưới dữ dội. Cũng có thể thai không cử động. Tình trạng này nguy hiểm vì thai có thể chết trong tử cung, người mẹ có thể bị chọc chảy máu đáng kể vì bị giảm yếu tố đông máu.
Thời gian cuối thai kỳ có hay bị đau lưng không?
Thời kỳ sau của thai kỳ, người phụ nữ thường đau ở phần dưới cơ thể. Đấy là hormone do rau thai tiết ra gây giãn toàn bộ dây chằng trong cơ thể. Dây chằng giống như sợi dây thun giữ các khớp xương với nhau. Những dây chằng này lỏng lẻo có nghĩa là các khớp xương không được liên kết chắc chắn, do đó khi cử động thì bị đau. Những khớp xương chính bị ảnh hưởng là những khớp xương thắt lưng và mông, khi đứng sản phụ thấy đau và khi nằm thì giảm đi. Cơn đau giữa lưng này tăng lên vào những tháng cuối thai kỳ khi mà khối lượng tử cung to lên trì nặng làm cột sống cong ra trước hơn. Điều này làm căng dây thần kinh và các khớp cuối vùng bụng. Một khớp xương khác có khuynh hướng bị đau trong những tháng cuối thai kỳ là khớp xương mu, ngay bên trên niệu đạo. Khu đầu của thai đi vào đường sanh (tiểu khung) thì khớp xương mu bị giãn nở gây đau. Sản phụ có thể bị đau dữ dội đến độ không đi nổi.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận