Ngứa âm đạo dùng thuốc gì?
Nguyên nhân gây ngứa âm đạo:
– Nhiễm nấm ngứa âm đạo là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Phát triển bởi các loại vi nấm Candida Albicans gây ra. Thông thường sẽ luôn có một loại nấm men nhất định trong âm đạo hay đường ruột của bạn, khi nó phát triển quá nhanh, lấn át các vi khuẩn khác trong đường ruột hay âm đạo thì đó là lúc bệnh hình thành.
– Nồng độ cao trong khi mang thai làm cho âm đạo của phụ nữ tiết ra nhiều chất Glycogen hơn và tạo môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển nhanh, bám vào thành âm đạo.
– Bạn cũng có thể nhiễm nấm men khi sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên và kéo dài, bởi khi tiêu diệt các loại vi khuẩn mà bạn đang điều trị, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt luôn những vi khuẩn giúp cân bằng âm đạo. Hậu quả là bạn có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, rát âm đạo nếu nặng có thể sưng lên gây khó chịu khi quan hệ tình dục, rát khi đi vệ sinh…
Cách điều trị ngứa âm đạo
Để điều trị trước hết chị em cần tới các phòng khám phụ khoa để khám và được tư vấn về thuốc điều trị ngứa âm đạo một cách chính xác và dứt điểm. Hiện có các loại thuốc chống nấm như: Polyen (amphotéricine B, nystatine), Pyrindone (cyclopiroxomaline) và một loại khác có chứa chất azole được sử dụng nhiều nhất. Có thể dùng thuốc đặt trực tiếp lên vùng âm đạo trong 3-5 ngày để điều trị.
Tuy nhiên, sau khi điều trị, việc mắc phải lại vẫn là con số khá cao (ít nhất là 4 lần trong 1 năm). Bởi vậy, khi mắc phải các chị em cần cẩn thận và thăm khám nơi các cơ sở uy tín để chẩn đoán và có cách điều trị dứt điểm. Đa phần các chị em thường thích uống thuốc hơn là đặt thuốc bởi tiện lợi và dung nạp vào cơ thể tốt hơn nhưng mặt khác lại tăng nguy cơ biến chứng độc cho gan và thai nhi khi điều trị bằng thuốc có chưa azole.
Việc sử dụng thuốc còn phụ thuốc vào người bệnh có hiểu biết về những nguy cơ tiềm ẩn mà loại thuốc đó mang lại, như sử dụng các biện pháp tránh thai, theo dõi chức năng gan và các biểu hiện kháng thuốc của cơ thể mình khi dùng thuốc.
Sau khi điều trị mà vẫn bị mắc lại, các chị em nên điều trị bổ xung để đề phòng trước khi bệnh tấn công trở lại. Cần thực hiện tốt những điều sau đây:
– Vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch từ tự nhiên như nước trà xanh, lá trầu pha với nước muối để vệ sinh hàng ngày. Giúp ngăn được các mùi khó chịu, tăng sức đề kháng cho vùng âm đạo.
– Khi đi vệ sinh nên lau rửa lại bằng các loại khăn khô ráo, sạch sẽ từ trước ra sau.
– Bổ xung các loại thực phẩm nhiều vitamin A, D để tăng cường hệ miễn dịch.
– Uống nhiều nước mỗi ngày
– Tránh mặc các loại quần áo chật chội, khó chịu, chọn các loại quần chip bằng chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
Một điều cuối cùng, chị em nên để ý những triệu chứng dù là nhỏ nhất để kịp thời chữa trị trước khi quá muộn!
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận