Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Những căn bệnh cần phải cắt bỏ tử cung – P2

Những căn bệnh cần phải cắt bỏ tử cung – P2

11/09/2015

Chưa có bình luận

1452 lượt xem

Trong bài trước chúng ta đã cùng đi tìm hiểu những căn bệnh quái ác khiến phụ nữ phải cắt bỏ tử cung của mình gồm: u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… Bài này, ta cùng đi tìm hiểu những căn bệnh khác mà nếu không được điều trị kịp thời thì tử cung của phụ nữ cần phải bị cắt đi để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của mình.

Xem thêm: Những căn bệnh cần phải cắt bỏ tử cung – P1

– Ung thư cổ tử cung: Đây là loại thường gặp nhất, nếu không điều trị, ung thư sẽ lan tràn đến các cơ quan vùng chậu. Trương hợp ung thư còn khu trú ở cổ tử cung thì có thể khoét chóp để lấy hết mô bị bệnh. Với các trường hợp ung thư lan tràn khác, phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc mức độ lan tràn nặng, nhẹ, tuổi tác của bệnh nhân… nhưng thông thường phải cắt bỏ toàn bộ tử cung và các phần phụ (vòi trứng, buồng trứng). Đây là điều bắt buộc để cứu vãn sinh mạng bệnh nhân.

Ung thư cổ tử cung khiến chị em phải cắt bỏ tử cung

– Rong kinh: Là tình trạng mất quá nhiều máu trong giai đoạn hành kinh (trên 90ml). Rong kinh có thể do các bệnh lý ở tử cung như u xơ, pô-líp, viêm vùng chậu hoặc do đặt vòng tránh thai, tuy vâth, cũng có một số trường hợp mà nguyên nhân không rõ rệt lắm.

Việc điều trị vẫn còn tùy thuộc vào mức độ mất máu, tuổi tác và nguyện vọng muốn có con nữa hay không của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn trẻ, có thể dùng nội tiết tố để làm giảm mất máu. Trường hợp rong kinh quá nặng, đôi khi phải cắt bỏ tử cung mới có thể dứt được bệnh. Tuy nhiên, hiện nay với kỹ thuật điều trị mới mẻ nhất là có kết quả khả quan là phương pháp phẫu thuật nội mạc tử cung bằng tia laser hoặc bằng nhiệt điện cũng có thể làm hết rong kinh.

– Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng có những mảnh nộimạc tử cung nằm ở những phần khác trong cơ thể (thường là trong khung chậu). Triệu chứng bệnh luôn thay đổi nhưng hay gặp nhất là chảy máu bất thường và nhiều trong lúc hành hinh. Có thể bị đau vùng bụng dưới kèm theo đau lưng lúc hành kinh, và càng đau nhiều khi càng về cuối kỳ kinh.

Điều trị bệnh này cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe bệnh nhân và tình trạng trầm trọng của bệnh. Một vài trường hợp ít có triệu chứng thì không cần điều trị. Riêng ở một số tình huống khác, bệnh sẽ ngưng lại khi mang thai. Trong trường hợp nặng, phải phẫu thuật loại bỏ bọc máu và kết hợp với dùng thuốc. Đối với phụ nữ đã lớn tuổi hoặc không muốn có con hay ở tuổi mãn kinh thì có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Điều trị sa tử cung

– Sa tử cung: Cắt tử cung còn là một phương pháp điều trị chống sa tử cung. Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống khỏi vị trí bình thường ở trong âm đạo.

Sa tử cung có thể kéo theo chứng sa bàng quang (bàng quang lồi vào thành trước âm đạo) hoặc sa niệu đạo (niệu đạo lồi vào thành trước âm đạo) hay sa trực tràng (thành trực tràng lồi vào thành sau âm đạo). Thuật ngữ y khoa chỉ chung các tình trạng trên là giãn sàn chậu. Sa tử cung luôn đi kèm với giãn âm đạo, nhưng giãn âm đạo có thể xảy ra mà không nhất thiết phải có sa tử cung kèm theo.

Nếu tử cung bị sa nặng, phải cắt bỏ tử cung qua ngã âm đạo, kéo căng các dây chàng và chỉnh hình âm đạo nếu cần. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ không đồng ý mổ hoặc tuổi còn trẻ mà lại muốn có con hay không đủ sức chịu đựng một cuộc mổ gây mê thì có thể dùng một vòng nâng bằng nhựa đưa vào âm đạo để giữ tử cung nằm đúng vị trí.

Chú ý: Các vòng nâng này phải được bác sĩ xem xét luôn và phải được thay định kỳ.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều