Suy nhược dương sự – Phần 2

14/05/2012

Chưa có bình luận

931 lượt xem

Phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng suy nhược dương sự và tìm hiểu sự phổ biến của tình trạng này. Tron bài này chúng ta cùng tìm hiểu các loại thuốc khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

Nitric Oxyde (NO) hay Molsidomine (EDRF) đã xuất hiện trên thị trường vào năm 1983, dưới tên biệt dược là CORVASAL, CORVATON… để dùng trong điều trị các bệnh mạch vành. Papaverine, một dẫn chất của á phiện, được biết trên nửa thế kỷ và phentolamine, với vài chục năm lịch sử, cũng đều là những “tên tuổi” quen thuộc đối với khoa Tim Mạch. Sử dung các dược phẩm nói trên để giải quyết trường hợp bất lực do thương tổn các mạch máu, là quan niệm MỚI. Như Nitric Oxyde, chỉ từ năm 1992, và do báo chí “tây, ta” làm ồn ào, nên đã được nhiều “người trong cuộc” chú ý.

Tuy rất có trình độ, lại thích tìm tòi học hỏi, ông H.VA vẫn không mảy may thắc mắc: các loại thuốc trên có phù hợp với mình không?

suy-nhuoc-duong-su-3

Mà muốn xác nhận điều này, thì phải đi… khám bệnh. Bi kịch của người nhược dương là ở chỗ đó. Họ rất tự ái, không muốn đi bác sĩ để chữa trị, và thường mơ ước đến một loại thuốc nào, uống càng tốt, đắt thế mấy cũng được (!?) để mua về xài một mình, không ai biết, chẳng ai hay, kể cả… bà xã. Điều này đã có thể thực hiện với Thuốc gây cương nhưng lại không phù hợp với “niềm mơ ước của đàn ông”, do chưa thật sự thỏa đáng.

Từ ngày xuất hiện con người trên hành tinh, đã có không biết bao nhiêu món ăn, thức uống, bài thuốc… nhằm mục đích “hỗ trợ dương sự”. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang lưu hành hàng trăm loại dược phẩm “đặc trị” THẬT và DỎM, xuất xứ từ đủ mọi nguồn gốc, nước phát triển hay chưa phát triển, phù hợp với đủ mọi túi tiền, chưa kể nhiều “đặc sản quái chiêu” thường được rỉ tai, truyền tụng.

Tất cả những phương tiện nói trên, đều có chung một điểm là: chỉ hiệu nghiệm với người này mà không hề hiệu nghiệm với người khác, cho dù uống chích, thoa, Đông, Tây, Nam, Bắc… Kể cả nhiều loại “thuốc dỏm”, đôi khi cũng có tác dụng tâm lý.

Như thang “Nhất dạ, ngũ giao” của vua Minh Mạng, chẳng hạn, chỉ “kết quả” nếu người dùng là vua Minh Mạng, hoặc chí ít ra thì cũng phải cùng một nguyên nhân “suy nhược” như ông ấy. Chứ còn người khác, cho dù bỏ ra hai chỉ vàng để “bổ” về, ngâm rượu uống thường xuyên, liên tục trong nhiều tháng, “nó vẫn cứ trơ trơ” (nguyên văn trong thư).

Vừa qua vài tác giả đã tiến hành đánh giá lại Yohimbine, một huyền thoại về điều trị nhược dương của Tây y, bằng những phương pháp khảo sát hiện đại nhất. Kết quả cho thấy tỷ lệ phục hồi lên đến… 34%, thật sự hoàn toàn bất ngờ đối với nhiều bác sĩ, kể cả người viết, vốn chưa bao giờ tin tưởng ở Yohimbine.

suy-nhuoc-duong-su-4

Nếu là thuốc điều trị thông thường, thì mức độ hiệu quả 34%, coi như… sập tiệm đối với nhà sản xuất. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề.

Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa hiểu rõ tại sao “bộ phận này” lại có thể cương lên được, và nhất là tại sao nó lại không cương đúng vào lúc mà người ta cần.

Thuốc trị bất lực có lẽ vấn mãi mãi là chuyện thần thoại.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều