Tiêm HPV và những điều cần biết

12/06/2015

Chưa có bình luận

1333 lượt xem

Việc sử dụng các loại vắc xin ngăn ngừa bệnh không phải là điều quá mới mẻ hay xa lạ. Ngày nay, vắc xin không chỉ có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh thông thường như: sởi, quai bị ở trẻ em mà còn có tác dụng giúp người lớn, phụ nữ ngăn ngừa các bệnh như: ung thư cổ tử cung. Tiêm HPV được coi là giải pháp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh một cách hiệu quả. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu về tiêm HPV.

Tác dụng của tiêm HPV

Tiêm HPV với phụ nữ có ý định mang thai

HPV thực chất là một tác nhân gây ra các căn bệnh liên quan tới đường sinh dục ở cả nam và nữ. Y học đã nghiên cứu ra loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh trên và việc tiêm vắc xin đó có tên gọi tiêm HPV. Những căn bệnh nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do các loại virus tấn công. Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn tiêm vắc xin trước khi cơ thể bị virus xâm nhập, vắc xin sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh. Với nam giới, mụn rộp sinh dục hay ung thư hậu môn cũng được phòng tránh nếu họ sử dụng loại vắc xin này.

Thời điểm phù hợp để tiêm HPV

Thời điểm phù hợp để tiêm HPV thực chất là độ tuổi mà vắc xin sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Ở các độ tuổi khác, người ta vẫn có thể tiêm vắc xin này nhưng tác dụng ngừa bệnh phần nào bị suy giảm. Theo đó, bé gái nên tiêm HPV khi nằm trong khoảng 10 tới 12 tuổi. Dĩ nhiên phụ nữ trưởng thành vẫn có hiệu quả nhất định nếu họ tiêm vắc xin nhưng giảm tới 1.5 lần so với tiêm ở độ tuổi thích hợp. Về quá trình tiêm, người bệnh cần thực hiện đủ 3 mũi với khoảng thời gian tiêm nhắc lại khác nhau. Kể từ mũi thứ nhất, mũi tiêm hai được tiến hành sau từ 1 tới 2 tháng trong khi đó, cần tới sáu tháng sau thì mũi tiêm thứ ba mới đượ tiêm nhắc lại. Nếu vì lý do nào đó, bạn tiêm vắc xin muộn hơn so với lịch trình trên, vắc xin vẫn có hiệu quả ngừa bệnh.

Tiêm HPV với phụ nữ có ý định mang thai

Y học đã nghiên cứu ra loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh trên và việc tiêm vắc xin đó có tên gọi tiêm HPV

Với chị em có ý định mang thai, họ cần lên lịch tiêm một cách chặt chẽ. Bởi lẽ, bạn cần ít nhất 1 tháng sau mũi tiêm cuối cùng mới đảm bảo sự an toàn cho quá trình mang thai và làm mẹ. Thời gian chờ được khuyến khích lên tới 3 tháng sau 3 mũi tiêm HPV. Đây là thời gian cần thiết để tác dụng của vắc xin không tác động tới sức khỏe của em bé. Nếu bạn có em bé trong giai đoạn không được khuyến khích này, bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán để cùng bạn đưa ra quyết định về mức độ an toàn khi sinh em bé. Vì thế, việc tiêm sớm hay tiêm vắc xin trước kết hôn luôn khiến chị em trở nên chủ động hơn về kế hoạch làm mẹ của mình.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều