Tuổi nào thuận lợi để làm thụ tinh trong ống nghiệm
Phụ nữ lớn tuổi có tỉ lệ sấy thai và đẻ non cao hơn; có tỉ lệ đáp ứng kém với thuốc, phải ngừng điều trị cao hơn; cần tiêm số lượng thuốc nhiều hơn dẫn đến chi phí tốn kém hơn. Vì vậy, các thầy thuốc khuyên: phụ nữ sau khi lập gia đình nên có con trước 35 tuổi, tốt nhất trước 30 tuổi; khi đã xấp xỉ 35 tuổi, khi chậm có con nên đi điều trị sớm, nếu đã biết được nguyên nhân nên chọn phương pháp có tỉ lệ thành công cao trong thời gian ngắn để tranh thủ quỹ thời gian. Nếu cần xin trứng thì xin trứng người trẻ và làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với tinh trùng của chồng. Người vợ vẫn có thể mang thai và sinh đẻ bình thường, chi phí điều trị thương thấp hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và tỉ lệ trẻ sinh ra có bất thường cũng giảm.
Nhìn nhận về biến chứng nói chung của phương pháp điều trị bằng TTTÔN.
Biến chứng là tác dụng phụ kèm với điều trị. TTTÔN là kĩ thuật hỗ trợ sinh sản rất có hiệu quả cho những phụ nữ hiếm muộn có vấn đề ở trứng hay vòi trứng nhưng có thể có một số biến chứng. Thứ nhất là hội chứng buồng trứng quá kích thích. Thứ hai là đa thai (hơn 2 tháng), thí dụ sinh ba, sinh bốn… Thứ ba là chửa ngoài tử cung. Những biến chứng khác là sẩy thai, chảy máu, nhiễm khuẩn từ việc chọc kim để lấy trứng. Tuy hiếm nhưng có thể xảy ra choáng nhiễm độc dẫn đến tử vong.
Biến chứng nặng cần phải nhập viện đối với thai nghén tự nhiên chỉ khoảng 8% nhưng với TTTÔN thì biến chứng thai nghén cao hơn nhiều.
Ngày nay có nhiều công nghệ sinh học khác nhằm phục vụ những cặp vợ chồng hiếm muộn
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận