Ung thư cổ tử cung
Kết quả điều tra ung thư ở Việt Nam cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai bệnh thường gặp nhất. Nếu như tại các nước tiên tiến nhờ vào những chương trình tầm soát, phát hiện sớm ung thư có hiệu quả đã làm giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này, thì tại Việt Nam ung thư vẫn là nỗi ám ảnh của đa số phụ nữ. Khi nói đến ung thư thì điều này đồng nghĩa với việc chết vì nghĩ rằng bệnh không thể chữa khỏi.
Cần khẳng định rằng ung thư có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Một thực tế không thể chối cãi là đa số những trường hợp ung thư ở nước ta, vì nhiều lý do đã vào giai đoạn trễ, trong đó sự hiểu biết về căn bệnh là hết sức quan trọng.
Ai dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?
Nguyên nhân chưa rõ nhưng người ta đã phát hiện được yếu tố gội là yếu tố nguy cơ, nghĩa là nếu người phụ nữ có những yếu tố này sẽ dễ mắc bệnh hơn những người phụ nữ khác. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm:
- Tuổi 40-50.
- Quan hệ tình dục với nhiều người, lại càng dễ bị nếu những người này có nhiều bạn tình khác.
- Quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi).
- Sinh đẻ trên 4 lần.
- Đã có bệnh lây qua đường tình dục như “mồng gà”, mụn rộp (herpes).
Dấu hiệu báo động nào nghi ung thư cổ tử cung?
- Chảy máu âm đạo, chứng tỏ cổ tử cung lở loét.
- Huyết trắng rất hôi, có lẫn máu.
Làm sao để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?
Làm phết tế bào cổ tử cung, còn gọi là xét nghiệm Pap, đơn giản, không đau, không tốn kém:
- Lấy chất nhớt ở cổ tử cung rồi đem tìm tế bào ung thư.
- Kết quả Pap:
P1: không có bệnh.
P2: viêm thường.
P3: nghi ung thư. Lấy một mảnh cổ tử cung để sinh thiết xem có đúng ung thư không?
P4: ung thư.
Bao lâu nên đi xét nghiệm một lần?
- Có nguy cơ dễ mắc bệnh: từ 30 tuổi phải đi xét nghiệm lần đầu, sau đó cứ 3 năm một lần cho đến tuổi 40. Từ 40-60: mỗi 6 tháng một lần.
- Không có nguy cơ: từ 40-55 mỗi 3 năm một lần. Xét nghiệm theo đúng lịch, đừng để đến lúc có dấu hiệu báo động rồi hẵng đi.
Nếu có bệnh và điều trị, hy vọng sống sót như thế nào?
Tùy theo giai đoạn | Tỷ lệ sống |
GĐ 1: ung thư còn tại cổ tử cung (10 năm sau mới di căn xa) | 100% |
GĐ 2: lan đến thân tử cung | 50% sống trên 5 năm |
GĐ 3: lan xuống âm đạo và qua hai bên tử cung | 35% sống trên 5 năm |
GĐ 4: lan đến bàng quang và ruột già | 5-10% sống trên 5 năm |
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận