Virus, HIV và con người – Phần 2

23/05/2012

Chưa có bình luận

1501 lượt xem

Xem các bài khác tại đây!

2. Virus tấn công như thế nào?

Sau khi bị virus tấn công, cơ thể sẽ đối phó bằng ba bước:

– Tế bào bị xâm nhập “phản ứng cấp thời” bằng cách sản xuất interferon – bêta lôi kéo theo sự tổng hợp interferon – alpha từ các bạch cầu.

Các interferon có tác dụng báo động và bảo vệ những tế bào khác, đồng thời “khoanh vùng” khu vực bị nhiễm, là “hành động tự vệ” sơ khỏi, đối với bất kỳ loại virus nào.

– Đến bước thứ hai, với hệ miễn dịch, là đã có sự chọn lọc từ trong bộ nhớ của “tàng thư lưu trữ”. Lymphô-bào B sẽ sản xuất và đưa ra lưu hành những kháng thể đặc biệt có hình dáng thích hợp, “y như khuôn đúc” của đối tượng, để úp chụp lên và vô hiệu hóa những virus chưa kịp xâm nhập vào bên trong tế bào.

– Bước sau cùng, là thanh toán các virus đang “khống chế” tế bào để sản xuất ra hàng loạt virus mới. Đối với các tế bào bị nhiễm virus này, không có cách nào khác hơn là hủy diệt, và lymphô bào T được gỉao nhiệm vụ “dọn sạch” đó.

tac-hai-HIV

Như vậy, hệ miễn dịch của cơ thể, đã lần lượt “khoanh vùng”, giới hạn khu vực bị nhiễm, vô hiệu hóa các virus lưu hành và hủy diệt các tế bào bi virus xâm nhập, một chuỗi phản ứng đồng bộ, nhíp nhàng và hoàn chỉnh.

3. Tại sao virus vẫn tồn tại?

Vì như mọi sinh vật, vỉrus đã thích nghi được với môi trường, và có những chiến thuật, chiến lược riêng, để “vượt thoát” ra khỏi ảnh hưởng của cơ chế miễn dịch bằng nhiều khả năng khác nhau.

Như virus bệnh cúm chẳng hạn, có khả năng thay đổi rất dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên hình thái bao bọc bên ngoài, khiến cho các kháng thể rất khó lòng vô hiệu hóa (bước hai) virus lưu hành. Đến khi xuất hiện những kháng thể “đúc khuôn” thì bệnh… đã lây qua người khác mất rồi. Chính vì chiến lược “thay hình đổi dạng” đó mà một người có thể bị cúm nhiều lần, do “tàng thư lưu trữ” củng… thua, không nhận diện ra virus, trong khi ban đỏ (sởi) chỉ bị một lần.

HIV-tron-trong-tuy-suong

Virus HIV trốn trong tủy xương

4. Còn virus AIDS thì sao?

Là “diễn viên ngôi sao”, nên HIV xuất hiện sau cùng. Xét về mặt virus-học, HIV là loại ít nguy hiểm (?) và tác hại lên tế bào cũng không cao, nhưng “cái ác” của virus AIDS là tấn công ngay vào ông “tổng chỉ huy” của hệ miễn dịch: lymphô-bào CD4, và tiếp theo đó là một vòng lẩn quẩn chết người.

Khi nhạc trưởng bị tấn công, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng không còn nữa… hệ miễn dịch sẽ suy yếu, và virus càng “phát huy tác hại” hệ miễn dịch càng suy yếu, cuối cùng là suy sụp hoàn toàn, bỏ ngỏ cơ thể cho đủ mọi tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, ung thư v.v… dẫn đến tử vong.

Xét về mặt “ma mãnh” thì HIV là “siêu” nhất, vì chủ động tấn công thẳng vào ông trưởng ban bảo vệ, trong khi các yirus khác, với những “chiến lược vượt thoát” khác nhau, dù sao cũng vẫn còn trong thế bị động. Chưa kể là virus AIDS còn có khả năng tiềm ẩn rất lâu, là điều ít thấy trong bệnh truyền nhiễm nói chung, và đã gây khó khăn cho việc nghiên cứu vaccin.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều