Bệnh phụ khoa nữ: Vì sao phát sinh đau xương cùng?
Đau xương cùng (xương cụt) là bệnh đau xuất hiện ở xương cùng hoặc ở cơ bắp sát gần xương cùng. Đặc điểm của nó là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào chỗ đầu nhọn của xương cùng làm cho đau tăng nặng thêm. Bệnh này phần nhiều thấy ở nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh phần nhiều thuộc chấn thương từ bên ngoài vào, như bị thương bầm tím, gẫy xương, thoát vị… Thường thấy ở những trường hợp ngã, đập mông xuống nền hoặc va đập vào các thành, góc dụng cụ trong nhà hoặc bị va đập vào đâu đó, cũng có thể do bị tổn thương khi trợ sản. Bị tổn thương nhẹ nhiều lần có thể làm cho tổ chức xung quanh xương cùng phát sinh dính liền vào nhau và xơ sợi hóa, ấn ép vào phân nhánh của cụm thần kinh sát gần xương cùng, từ đó mà gây nên đau thần kinh. Có khi tuy không có lịch sử bị chấn thương rõ rệt vẫn cần phải có sự chú ý. Thứ hai nữa là ở gần xương cùng có ổ cảm nhiễm, qua ống dịch limpha dẫn lưu đến cơ bắp xương chậu, sinh ra co giật có tính phản xạ ở cơ bắp, cũng có thể xuất hiện đau đớn.
Đau xương cùng kéo dài có thể gây nên bệnh quan năng thần kinh có tính kế phát. Khi kiểm tra chẩn đoán lấy ngón tay đưa vào hậu môn, nếu thấy có xương cùng dị vị hoặc độ hoạt động tăng to, ấn vào thấy đau… kết hợp với lịch sử bệnh là có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Khi cần thiết có thể chụp X-quang để giúp cho việc chẩn đoán.
Điều trị bệnh đau xương cùng
Điều trị chú yếu là: Nằm nghỉ, xoa bóp bấm huyệt, lý liệu pháp hoặc phong bế cục bộ, khi cần thiết cần dùng viên thuốc giảm đau đặt vào hậu môn. Nếu điều trị dài ngày như vậy không khỏi, có thể phẫu thuật cắt bỏ xương cùng.
Đề phòng: Chú ý an toàn trong lao động và đi lại, tập luyện và làm tốt thuật trợ sản.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa |
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận