Trang chủ Bệnh phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa Viêm âm đạo Viêm âm đạo ở những người mắc bệnh tiểu đường

Viêm âm đạo ở những người mắc bệnh tiểu đường

31/08/2015

Chưa có bình luận

1725 lượt xem

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo

Nước tiểu của người mắc bệnh tiểu đường có chứa nhiều đường, gây kích thích cho bộ phận âm đạo ngoài, dễ phát sinh viêm, đồng thời nước tiểu có đường cũng dễ gây viêm nấm, nấm nhanh chóng phát sinh gây viêm âm đạo nặng thêm. Biểu hiện là: âm đạo ngoài sưng đỏ, đôi khi có màu phần đỏ hoặc đỏ tía, khi cùng lúc nhiễm nấm, bề mặt của nó bị che phủ bởi một màng trắng như sữa đặc, lúc này ngứa nhiều hơn, thậm chí đứng ngồi không yên.

Những phụ nữ béo phì trong độ tuổi 40 – 50 thường mắc phải bệnh này. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, vì triệu chứng không rõ rệt, bản thân cũng không biết, đến khi sinh ra viêm âm đạo ngoài, đến bác sĩ khám mới biết là mắc bệnh. Những bệnh nhân này, nếu cùng lúc bị nhiễm nấm thì cần được điều trị nấm sau đó mới điều trị viêm âm đạo đồng thời cùng với bệnh tiểu đường thì mới có thể đạt hiệu quả.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ viêm âm đạo

Để phòng ngừa phát sinh viêm âm đạo ngoài do bệnh tiểu đường, trước hết phải tích cực điều trị bệnh tiểu đường, vì nước tiểu chính là yếu tố kích thích lâu dài gây ra bệnh này. Kế đến, những người mắc bệnh tiểu đường, sau mỗi lần tiểu tiện phải rửa âm đạo ngoài, rửa sạch nước tiểu có đường, rửa sạch sẽ và khô ráo bộ phận âm đạo ngoài, phòng ngứa âm đạo.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh

Sau khi đi vệ sinh nên lau hậu môn theo hướng nào, đối với nam giới, việc này không quá quan trọng, nhưng với phụ nữ đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi phía trước hậu môn là miệng âm đạo, 2 nơi chỉ cách nhau 3 – 4 cm. Nếu khi sinh để, hội âm bị rạch, chưa kịp khâu lại kịp thời, hoặc sau khi khâu mà vết thương chưa lành thì hậu môn sẽ càng gần miệng âm đạo hơn, có người chỉ cách nhau 1 – 2 cm. Sau khi đại tiện, nếu lau về phía trước, không những mang phân đến miệng âm đạo, mà còn làm ô nhiễm âm đạo, càng có thể mang vi khuẩn, kí sinh trùng, trứng giun, nấm, giun kim, amip trong phân vào âm đạo, nếu chúng sinh sôi nảy nở trong âm dạo, sinh ra nhiễm nấm, nhiễm trùng amip hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giảm thiểu cách bệnh viêm âm đạo

Khi lau hậu môn tốt nhất là lau bằng giấy vệ sinh mềm, lau về hai bên hoặc ra hướng sau để tránh mang phân vào âm đạo và nên lau nhiều lần cho đến khi sạch. Có thể lau về hai bên trước, rồi sau đó lau 1 – 2 lần phía sau cũng được. Khi rửa âm đạo ngoài, phương pháp cũng giống như trên.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều