Bệnh phụ khoa nữ giới: Bạn gần mãn kinh chưa
Bệnh phụ khoa nữ giới – Ở tuổi ngoài 40, nếu thấy kinh nguyệt trước nay đều đặn nhưng bây giờ bị rối loạn, là sắp tới thời kì mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt có thể kéo dài 2-3 năm gồm có:
- Vòng kinh ngắn hơn (18-20 ngày) hoặc dài hơn (2-3 tháng). Nói chung khó mà dự đoán kì kinh sau sẽ xuất hiện lúc nào. Lượng máu kinh rất ít, có khi lại rất nhiều.
- Thời gian hành kinh có thể một ngày hay “dầm dề” hơn một tuần. Nguyên nhân gây rối loạn trên là do mất cân bằng về hormone (Oestrogen cao trong khi Progesterone thấp, dưới 10mg/ml).
Điều trị:
- Nếu máu kinh ra quá nhiều, ngày hành kinh hơn 10 ngày, vòng kinh dưới 20 ngày, nên uống Utrogestan 100mg 1 viên lúc đi ngủ tối (nếu không kết quả, uống 1 lúc 2 viên); bắt đầu uống từ ngày thứ 16 kể từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày thứ 25 thì ngưng.
- Vừa trị rối loạn kinh nguyệt vừa muốn ngừa thai thì uống thuốc ngừa thai loại viên phối hợp.
- Thời gian uống thuốc kéo dài đến mãn kinh.
Xét nghiệm cần làm:
Mỗi 1-2 năm phải:
- Xét nghiệm máu, định lượng FSH và Oestrogene. Khi FSH > 20 UI/l và O. < 20pg/ml là mãn kinh thì nên uống các thuốc trên.
- Làm phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap) để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung vì khi đã bị rối loạn kinh nguyệt thì khó phân biệt với triệu chứng chảy máu ngoài kì kinh mà nguyên nhân đáng sợ là ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ tiền mãn kinh có khả năng mang thai không?
Khả năng mang thai giảm dần theo tuổi; buồng trứng còn hoạt động thì còn rụng trứng nên vẫn có thể mang thai.
Trong thực tế, sách kỉ lục Guiness có ghi bà mẹ sinh con già nhất là ở tuổi 56.
Mang thai ở tuổi này có tỉ lệ dị dạng thai nhi cao, 3% mắc bệnh Down, cho nên vẫn phải ngừa thai.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận