Cùng tìm hiểu diễn biến của bệnh giang mai

19/09/2015

Chưa có bình luận

1768 lượt xem

  1. Giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh hoa liễu thông thường nhưng nguy hiểm, rất hay lây và truyền từ người này sang người khác bằng đường tình dục. Bệnh được coi là một hiểm họa của xã hội, nhất là những biến chứng, và hậu quả khốc liệt của nó có thể xảy ra cho chính nạn nhân và con cháu của họ.

Với sức lây nhiễm cao, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu (tiêu chích, truyền máu hoặc từ mẹ sang con qua nhau thai). Tuy không mang tính di truyền, nhưng giang mai có thể là bẩm sinh trong trường hợp nhiễm vào thai, qua lá nhau của phụ nữ mang thai. Hiện nay, giang mai được xem như một bệnh lây truyền, chủ yếu bằng đường tình dục.

  1. Diễn biến của bệnh giang mai

Bênh giang mai là bệnh gì?

Giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn trepenema pallidum, dễ bị tiêu diệt bởi xà phòng, thuốc sát trùng và nhiệt độ nóng, nhưng lại chịu đựng được nhiệt độ thấp (lạnh). Bệnh lây trực tiếp trong lúc giao hợp với người mắc bệnh, khi gặp vết trầy xước ở màng nhầy âm đạo hoặc vi khuẩn xâm nhập qua da, niêm mạc đường sinh dục bị thương hay trực tràng, niêm mạc miệng (do việc giao hợp bằng miệng) v.v… Bệnh cũng lây khi hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Nguy cơ nhiễm khuẩn trong lần đầu tiếp xúc với người bệnh là 30%. Sau khi nhiễm, xoắn khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các hạnh bạch huyết đến các bộ phận khác chỉ trong vài giờ. Bệnh có thể lây gián tiếp vì rủi ro, do bất cẩn như truyền máu người bệnh, dùng dao cạo, bàn chải đánh răng… có dính máu của người bệnh… Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn, không thể đoán trước được, có tiềm tàng trong nhiều năm mà không có một triệu chứng nào. Lúc đầu thương tổn có vẻ hiền, nhưng nếu coi thường, bệnh sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Giang mai không điều trị thường diễn tiến qua 4 thời kỳ.

Thời kỳ I.

Thời kỳ thứ nhất của giang mai

Triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khoảng 3, 4 giờ sau khi lây nhiễm. Đầu tiên là những vết loét gọi là mụn nhiễm giang mai xuất hiện. Đó là một vài vết loét hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng vài milimét, không đau, có nền ướt và cứng, hay rỉ nước, và bề mặt có nhiều xoắn khuẩn. Các vết này thường chỉ có một, nhưng cũng có thể có nhiều, xuất hiện cũng một lúc hay tuần tự phát sinh.

Trên thực tế, vết loét này còn có những hình thức khác nhau và thường không gây sự chú ý. Người ta cũng nhận thấy các vết loét hay gặp ở bộ phận sinh dục: môi lớn, môi nhỏ, cửa mình, âm đạo, cổ tử cung. Ít khi thấy ở hậu môn, trực tràng, môi, miệng, lưỡi, vú, kết mạc mắt v.v… và rất hiếm khi ở ngón tay. Đặc biệt các vết này thường khó thấy, cho nên rất dễ bỏ sót.

Hạch bạch huyết ở các vùng tương ứng với mụn nhiễm bị sưng, chắc và không đau, không làm mủ. Các mụn nhiễm này, dù không được chữa trị nhưng cũng tự lành và biến mất trong vòng từ 4 đến 8 tuần lễ sau, còn các hạch bạch huyết nổi lên sau mụn nhiễm sẽ không biến đi trong thời gian các mụn nhiễm biến mất.

Thời kỳ II

Thời kỳ thứ hai của giang mai

Khoảng từ 6 đến 12 tuần sau khi nhiễm trùng, bệnh tiến sang thời kì II. Đó là thời kỳ huyết nhiễm. Vi trùng vào máu và xâm nhập khắp cơ thể. Tình trạng sức khỏe tổng quá lúc này là bệnh nhân hay chóng mặt, nhức đầy, đau cổ, đau nhức khớp xương, chán ăn, sốt, mệt, tóc rụng và lá lách lớn. Hạch nổi nhiều ở nơi cổ, ngực, háng. Các hạch cứng, lớn dần nhưng không đau và không làm mủ.

Triệu chứng ngoài da: Điểm nổi bật nhất là những vết sẩn ở da hình tròn, đường kính từ 5 đến 15 milimét gọi là ban hồng đào, nổi khắp người, nhưng ít khi thấy ở mặt. Các vết sẩn này có thể thoáng qua, tái phát hoặc tồn tại trong nhiều tháng rồi biến đi, không để lại dấu vết. Ngoài ra ở thời kỳ này, người ta còn nhận thấy có những vết lở trong miệng, cổ họng, nơi bộ phận sinh dục, hậu môn, và lưỡi bị nhẵn từng đám. Những triệu chứng khác ở như u ở xương, gan, thận, mắt, thần kinh (viêm màng não) cũng có thể xuất hiện.

Thời kỳ tiềm ẩn

Thời kỳ tiềm ẩn có thể kéo dài vài ba năm hoặc là vô hạn đinh. Người bị nhiễm có thể bình thường. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, xoắn khuẩn vẫn sống và sẽ chuyển sang thời kỳ III.

Thời kỳ III

Bệnh giang mai thời kỳ cuối

Khoảng 2, 3 năm sau, nhưng thường thấy nhất là khoảng 10 năm sau hoặc có thể trễ hơn là 25 năm, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ III. Các tổn thương sẽ là nhưng gôm giang mai có thể phá hủy mô, thường gặp ở xương, vòm họng, vách mũi, lưỡi hay bất kỳ cơ quan nào, đặc biệt là da. Đó là những bướu nhỏ nằm dưới da, cứng trong thời gian từ 4 đến 6 tháng. Gôm tiến triển qua 4 giai đoạn: Chín; Mềm; Vỡ mủ; Sau cùng là lành, để lại vết sẹo tròn, mềm, hơi hõm.

Trong số các hậu quả, nghiêm trọng nhất là tổn thương nội tạng như:

– Hệ tuần hoàn: Sưng động mạch chủ (phình bóc tách động mạch chủ), gồm ở tâm (bệnh van tim).

– Hệ thần kinh:

=> Viêm đa thần kinh do giang mai làm tổn thương não và bại liệt. Nhiễm trùng não và tủy sống do không điều trị, xảy ra trong nhiều năm sau khi nhiễm bệnh.

=> Tổn thương tủy sống do giang mai thần kinh có thể gây nên tình trạnh phối hợp như cử động của chân kém đi, tiểu không chủ động được, đau bụng và đau các chi từng cơn.

=> Tổn thương não có thể làm mất trí và yếu cơ. Trong trường hợp hiếm có thể đưa đến liệt toàn thân.

– Hệ niệu dục: viêm thận, viêm buồng trứng.

– Bộ hô hấp: gôm ở phổi.

– Bộ tiêu hóa: làm teo hạ vị, sưng dạ dày và viêm đại tràng.

– Gan: gôm ở gan.

– Hệ xương: đau, sưng hoặc bị hủy hoại.

– Mắt: teo thần kinh thị giác.

– Tai: gôm ở tai gây điếc một bên.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều