Điều trị ung thư biểu mô buồng trứng theo các giai đoạn
Giai đoạn IA và IB
Đối với cả hai giai đoạn, phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư buồng trứng được lựa chọn hàng đầu. Nếu kết quả xét nghiệm ở mức độ 1 hoặc 2 (có nghĩa là ung thư có một số đặc điểm giống với tổ chức buồng trứng bình thường) chỉ cần phẫu thuật là đủ. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ tử cung, cả hai vòi trứng và buồng trứng và mạc nối (lấy tất cả phần mạc nối lớn từ phần trên của ổ bụng gần với dạ dày và ruột).
Trong khi phẫu thuật, các bộ phận của các tổ chức, mạc nối, hạch bạch huyết, màng bụng nằm ở bề mặt khung chậu và khoang ổ bụng được lấy đi là gửi đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để đọc đại thể và vi thể. Mục đích là để phát hiện ra các tế bào ung thư nếu như tế bào ung thư đã lan đến các tổ chức cơ quan này. Ngay cả khi ung thư chưa di căn, nếu ung thư buồng trứng ở mức độ 2 hoặc 3, đặc biệt là ung thư biểu mô buồng trứng ở mức độ 3 thì phải điều trị hóa chất. Hóa chất sẽ được sử dụng là loại hợp chất bạch kim và paclitaxel. Tùy theo tính chất và giai đoạn của khối u mà phác đồ điều trị hóa chất có thể từ 3 đến 6 đợt.
Đôi khi nếu phụ nữ bị ung thư một buồng trứng, buồng trứng còn lại hoàn toàn lành lặn và muốn có con, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bên bị ung thư và vòi trứng cùng bên với bên bị ung thư, còn buồng trứng và vòi trứng bên còn lành vẫn để lại. Ung thư buồng trứng ở mức độ 3 điều trị như ung thư buồng trứng ở giai đoạn IC.
Giai đoạn IC
Đối với ung thư buồng trứng ở giai đoạn IC (hoặc mức độ 3), phẫu thuật, như mô tả ở giai đoạn IA hoặc IB, là phương pháp phẫu thuật chính được lựa chọn. Tuy nhiên, cần phải điều trị bổ sung bằng hóa trị liệu, thường từ 3 đến 6 đợt hóa chất bằng chợp chất bạch kim và paclitaxel.
Giai đoạn II (bao gồm IIA, IIB, IIC)
Ở các nước tiên tiến như: Mỹ, Anh, Pháp… không gặp nhiều khối u ở giai đoạn này, nhưng ở Việt Nam và các nước đang phát triển là loại thường gặp. Trong các trường hợp này, biện pháp đầu tiên là phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, tử cung, vòi trứng, mạc nối… như đã mô tả ở giai đoạn I và phẫu thuật lấy được khối u ở vùng khung chậu càng nhiều càng tốt. Sau phẫu thuật phải được điều trị hóa chất kết hợp hoặc tối thiểu phải được điệu trị tia xạ. Mặc dù trước đây người ta thường sử dụng phốt pho phóng xạ cho vào trong màng bụng nhưng ngày nay hầu hết các thầy thuốc thích sử dụng hóa chất hơn trong điều trị kết hợp đối với ung thư buồng trứng.
Giai đoạn III và IV
Đối với giai đoạn IIIA, IIIB, IIIC và IV quan điểm điều trị là giống nhau. Phẫu thuật đầu tiên như ở giai đoạn II. Cắt bỏ toàn bộ hai buồng trứng, vòi trứng, tử cung và dây chằng rộng, mạc nối và vét hạch nằm trong khung chậu. Nếu có thể, khối u lấy được càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là kích thước của khối u sẽ còn lại càng ít càng tốt. Đối với những khối u còn lại, sẽ tiên lượng tốt cho bệnh nhân trong tương lai. Hầu hết các phẫu thuật viên cố gắng lấy rộng về phía sau của khối u, vùng không có khối u trên 2cm, và tổ chức còn lại cảu khối u càng ít càng tốt, tốt nhất là lấy hết nếu có thể. Đôi khi các phẫu thuật viên có thể cắt một phần đại tràng khi có dấu hiệu di căn đến. Sau điều trọ ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được điều trị hóa trị liệu kết hợp. Phác đồ điều trị hóa chất kết hợp thường là carboplatin (hoặc cisplatin) và taxane, như paclitaxel, thường là từ 4 đến 5 tháng.
Sau phẫu thuật, trong thời gian điều trị hóa chất và sau điều trị hóa chất, các xét nghiệm máu phải làm để xác định các chỉ số sinh học của khối u, đó là CA-125. Nếu nồng độ CA-125 (bình thường dưới 35 đơn vị) và kết quả chẩn đoán hình ảnh (như chụp cắt lớp, siêu âm) bình thường, lúc ấy bác sĩ có thể chỉ định mổ kiểm tra lần hai (mổ nội soi hoặc mổ mở). Đối với soi ổ bụng, mở một lỗ nhỏ ở bên dưới rốn và đưa ống soi có đèn vào vị trí cần kiểm tra trong khoang ổ bụng để xem xét mức độ thành công của kết quả điều trị.
Đối với phẫu thuật mở ổ bụng yêu cầu phải rạch một đường hoặc một đường mở vừa đủ để cho phép phẫu thuật viên quan sát ở bên trong ổ bụng và vùng khung chậu và làm sinh thiết. Dựa trên kết quả của phẫu thuật “thăm dò lần 2”, bác sĩ có thể quyết định xem có điều trị tia xạ nữa hay không hoặc cần điều trị thêm về hóa chất.
Phẫu thuật “thăm dò lần 2” không cho biết tiến triển của bệnh. Bởi vì nó không được xem là tiêu chuẩn đối với chăm sóc ung thư buồng trứng nhưng thường được sử dụng trong phần thử nghiệm lâm sàng. Trong một thử nghiệm lâm sàng phương pháp điều trị mới, phẫu thuật thăm dò lần 2 có thể có giá trị giúp cho việc xác định hiệu quả của phương pháp điều trị mới như thế nào.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận