Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Khí hư nhiễm trùng và cách điều trị

Khí hư nhiễm trùng và cách điều trị

14/09/2015

Chưa có bình luận

1190 lượt xem

Bất cứ phụ nữ bình thường nào ở âm đạo cũng tiết ra một ít dịch trắng như sữa, trong suốt hoặc hơi vàng. Màu sắc và độ đặc lỏng đều nói lên sự bình thường hoặc bị nhiễm trùng. Do đó, không nhất thiết có huyết trắng là có vi khuẩn, vì nếu không thấy ngứa và dịch không có mùi hôi thì không có vấn đề gì.

Nhiều phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, đôi khi thấy hiện tượng ra khí hư gây ngứa ở âm đạo. Hiện tượng này có thể do nhiều loại nhiễm trùng khí hư, gây khó chịu nhưng không nguy hiểm. Loại khí hư này, thực tế chỉ là chất nhầy do âm đạo và cổ tử cung tiết ra quá nhiều trong vài ngày vào lúc rụng trứng. Chất nhầy có chức năng duy trì tình trạng trong môi trường thuận lợi để tinh trùng sống, đồng thời giúp tinh trùng đi ngược lên dạ con và các vòi. Nó thường trong suốt như lòng trắng trứng, không mùi và đôi khi có rất nhiều.

Ngoài ra, còn có chất nhầy do niêm mạc âm đạo bong ra, bao gồm những tế bào âm đạo trộn lẫn với một ít dịch. Chúng hình thành trong thời kỳ trứng rụng và trước khi hành kinh ít lâu, như một thứ dịch hơi trắng, trường hợp quá nhiều có thể gây khó chịu, tuy nhiên nếu không gây xót, ngứa thì cũng không cần chữa trị.

Nhiễm trùng khí hư và cách điêu trị hợp lý

  1. Khí hư nhiễm trùng

Khi bị nhiễm trùng, huyết trắng thường hôi, tanh, có màu, kèm theo dấu hiệu hăm đỏ tại chỗ, buốt ngứa hoặc đau ở bụng dưới. Nếu không chữa trị, bệnh để lâu ngày sẽ sinh biến chứng nơi tử cung, buồng trứng, dây chằng…

  1. Cách điều trị khí hư nhiễm trùng

Không nhất thiết khi có khí hư nhiễm trùng là phải dùng thuốc kháng sinh. Thật ra, những khí hư xuất phát từ âm đạo không có gì nghiêm trọng và thường được chữa khỏi bằng những liệu pháp khử trùng, quan trọng nhất là phải giữ gìn sạch sẽ bộ phận sinh dục. Sau đó nên thụt rửa âm đạo bằng nước nóng pha dấm, rửa âm đạo từ 1 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu không có dấm thì dùng nước chanh cho vào nước đã đun sôi.

Trường hợp khí hư xuất phát từ tử cung hoặc vòi trứng thì phải dùng kháng sinh. Ngoài ra còn có một số nhiễm trùng như sau:

– Nhiễm trùng bệnh lậu: khí hư ra dầm dề, trắng đục, có mùi tanh hôi.

– Nhiễm ký sinh trùng trichomonas: khí hư có màu xám, mùi tanh rất khó chịu làm buồn nôn.

– Nhiễm trùng roi: khí hư loãng, có bọt màu vàng, xanh hoặc trắng nhạt, mùi hôi và ngứa, khi đi tiểu có cảm giác đái nóng. Đôi khi bộ phận sinh dục đị đau hay bị sưng.

– Nhiễm nấm canđia albicans: khí hư có màu trắng ngà như phô mát hoặc như sữa đóng cục, có mùi mốc hay mùi bánh mì nướng, rất ngứa. Hai môi âm hộ thường đỏ rực và đen, tiểu nóng. Nhiễm nấm này đặc biệt thường gặp ở phụ nữ có thai, ốm yếu, đái tháo đường v.v…

Nhiễm trùng khí hư và cách điêu trị hợp lý (1)

– Nhiễm trùng haemophilus: khí hư đặc như sữa, mùi hăng. Trường hợp này cần phải có xét nghiệm đặc biệt để phân biệt với trùng roi.

– Khí hư loãng như nước, có màu nâu hay xám, đôi khi lẫn máu, mùi hôi. Đó là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc có thể là ung thư.

Chú ý: Nếu bạn thấy mình có khi hư như các trường hợp nhiễm trùng trên đây thì phải đi khám phụ khoa ngay. Đừng bao giờ cố tự chữa chạy với những loại thuốc uống do người khác chỉ dẫn, trong khi bạn không có một chút am hiểu gì về các loại thuốc này. Điều đó khiến bệnh nặng thêm và làm cho bác sĩ khó chuẩn đoán bệnh hơn.

– Không nên lạm dụng các viên đặt âm đạo vì sẽ khiến thành âm đạo bị phá hủy, đồng thời làm giảm bớt sự phòng vệ tự nhiên.

– Chỉ nên bơm rửa âm đạo khi thật sự cần thiết (như nhiễm trùng âm đạo), tránh lạm dụng việc bơm rửa âm đạo thường xuyên.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều