Nhìn chân đoán bệnh cực hiệu quả

04/12/2015

Chưa có bình luận

1245 lượt xem

Bàn chân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Chúng ta cùng điểm danh những dấu hiệu này qua bàn chân nhé!

Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút

Nếu ngón chân cái của bạn bị sưng phồng và đau thì hãy nghĩ tới bệnh Gout. Nguyên nhân của bệnh này là do sự tích tụ acid uric tạo thành những tinh thể hình kim, nhất là khi trời lạnh, làm cho các khớp chân sưng tấy. Và ngón chân là phần ở xa tim nhất nên chịu tác động nhiều nhất. Dấu hiệu bệnh Gout là vào buổi sáng khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy ngón chân cái đau, sưng, tấy đỏ.

Gout là hệ quả của việc thừa cân, do một số loại thuốc, chế độ ăn quá nhiều đạm hay cũng có thể là do di truyền. Để tránh điều này, hãy quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của mình và đi khám bác sĩ nếu thấy dấu hiệu đau ngón chân cái.

Ngón cái sưng phồng và đau có thể là do bệnh Gout

Chân lạnh liên quan đến suy giáp

Chân lạnh có thể là dấu hiệu của tuyến giáp suy yếu. Cùng với đó, bàn chân và các ngón chân luôn lạnh có thể là do vấn đề tuần hoàn máu kém. Ngoài ra, các tổn thương thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường cũng gây ra hiện tượng chân lạnh.

Các dấu hiệu thường gặp của suy tuyến giáp là cảm giác mệt mỏi, tăng cân, đau nhức các cơ bắp và trầm cảm. Nếu thấy các dấu hiệu này thì bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt nhé.

Tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân hay xuất hiện một vết loét đỏ không lành là triệu chứng chính của bệnh tiểu đường loại 2. Việc tê dai dẳng và ngứa ran ở ngón chân là dấu hiệu của tổn thương thần kinh ngoại vi liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh lý này làm tăng nguy cơ viêm loét và đòi hỏi phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày.

Móng chân trũng xuống do thiếu sắt

Nếu móng chân của bạn có dấu hiệu bị lõm xuống giống như chiếc thìa thì rất có thể là bạn đang thiếu máu do thiết sắt. Do máu không có đủ hemoglobin, một loại protein giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy đến cơ thể.

Ngón chân trũng xuống có thể là dấu hiệu của thiếu máu

Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu. Các dấu hiệu thiếu máu có thể gặp ở da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân như: màu sắc tái nhợt, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

Ngón chân không có lông chỉ ra các bệnh về mạch máu

Chẳng ai muốn chân của mình có nhiều lông nhưng chân không có lông cũng là một vấn đề khá nguy hiểm. Khi khả năng bơm máu của tim giảm, do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.

Ngón chân dày liên quan đến bệnh phổi

Các đầu ngón chân dày lên, móng thường cong tròn từ đầu xuống, đây là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh phổi, cũng có thể là do các bệnh về tim, gan, dạ dày hoặc bị nhiễm trùng. Nếu tiền sử gia đình bạn có những người đều có móng chân như vậy thì bạn không cần phải lo lắng nó thuộc vê di truyền mà không liên quan đến các bệnh lý trên đâu nhé!

Ngón chân dày liên quan đến bệnh phổi

Đau khớp ngón chân có thể bị viêm khớp dạng thấp

Các khớp nhỏ ở bàn tây và bàn chân là bộ phần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi tình trạng tự miễn dịch này. Kết quả là khớp ngón sẽ không di chuyển dễ dàng như bình thường. Viêm khớp dạng thấp có thể làm ảnh hưởng đến các chất dịch trong khớp xương, khiến khớp sưng húp,và các ngón chân thường trở nên rất nhạy cảm. Theo thời gian, các ngón chân có thể bị tổn thương phần sụn và khớp, lâu dần có thể là khó cử động và gây đau đớn nhiều.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều