Trang chủ Chuyên gia chia sẻ Những thắc mắc về kinh nguyệt của chị em – P2

Những thắc mắc về kinh nguyệt của chị em – P2

09/09/2015

Chưa có bình luận

1330 lượt xem

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu kinh nguyệt là gì, tại sao chu kỳ kinh nguyệt lại xuất hiện, thời gian và lượng máu hàng tháng mà phụ nữ mất là bao nhiêu cùng những thắc mắc tương tự. Bài này, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp những vấn đề mà chị em chưa biết về kinh nguyệt nhé!

Xem thêm: Những thắc mắc về kinh nguyệt của chị em – P1

  1. Trên thực tế đôi khi vẫn thấy cục máu đông chảy ra vì sao?

Đúng như vậy, trên thực tế có đôi lúc máu kinh chảy ra ở dưới dạng cục, nhưng chỉ xảy ra đối với một số người, trường hợp này không có gì đáng lo ngại cả. Máu kinh bị đóng cục là do máu kinh quá nhiều, lượng enzym làm cho máu hóa lỏng sẽ bị ngập vào khối lượng máu đã để sót chưa xử lý lại trong âm đạo và khi bạn nằm máu sẽ đông lại ở chỗ đó, còn lúc bạn đứng, máu đông sẽ thoát ra một cách tự nhiên.

  1. Máu hành kinh ở đâu ra?

Kinh nguyệt không điều hòa

Máu kinh từ thành bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung được mở ra trong kỳ kinh, thường dừng lại ít lâu trong âm đạo, trước khi thoát ra ra ngoài.

  1. Máu hành kinh thường có mùi hôi và tanh, do đâu mà có?

Nhiều người bị máu kinh có màu đỏ tươi, nhưng một số khác lại có máu màu đỏ sậm hoặc nâu sậm. Nói chung, máu kinh dù có màu gì chăng nữa cũng không bao giờ dơ bẩn, không phải vì cặn bã bị tống ra ngoài, trái lại nó rất sạch và không hề có vi trùng (nghĩa là không hề có mầm bệnh). Máu kinh thoát ra khỏi cổ tử cung thường dừng lại ít lâu ở âm đạo là nơi thường xuyên chứa vi khuẩn nên máu có mùi hơi tanh. Để làm mất mùi hôi này, bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên, và mỗi khi thau nên rửa sạch âm hộ bằng nước ấm.

  1. Khi hành kinh có cần phải kiêng cữ làm việc không?

Trước đâu và cho đến nay, nhiều người (nhất là những người lớn tuổi) vẫn cho rằng khi hành kinh phải kiêng cữ một số công việc như tắm gội, làm mắm, làm dưa chua… vì họ cho rằng tắm gội sẽ làm cho máu đông lại không thoát ra hết được, còn làm mắm thì sợ hư, và làm dưa thì sợ khú v.v… Thật ra bạn có thể làm tất cả các công việc, ngoại trừ một vài việc mà bạn cần lưu ý như:

Chu kỳ kinh nguyệt

– Không tắm nước quá lạnh vì sẽ dẫn tới việc mạch máu ở tử cung bị co khít lại, làm cho việc hành kinh chậm lại là lâu hết hơn.

– Để phòng ngừa nhiễm khuẩn, tốt hơn cả là bạn không nên quan hệ tình dục trong khi hành kinh, vì việc truyền các mầm bệnh có thể xảy ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, đặc biệt là quan hệ với những người mà bạn chưa biết rõ, để tránh nhiễm bênh AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục.

  1. Thế nào gọi là chu kỳ kinh nguyệt?

Đa số phụ nữ có kinh lần đầu vào khoảng từ 11 tuổi đến 16 tuổi. Tuy nhiên, trong lịch sử y học từng ghi nhận nhiều trẻ gái còn nhỏ tuổi đã thấy kinh hoặc lớn tuổi mới có kinh. Khi bắt đầu thấy kinh là người con gái đã đến tuổi thụ thai. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, nhưng có thể trồi hoặc sụt 3 đến 5 ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy theo từng người. Kinh không đều hoặc đau bụng lúc thấy kinh rất phổ biến ở phụ nữ, không có gì đáng lo ngại cả.

Còn tiếp….

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều