Trang chủ Bệnh phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa Viêm âm đạo Viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

Viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

28/08/2015

Chưa có bình luận

4407 lượt xem

Thông thường sau hai tuần sau khi sinh, âm đạo bé gái thường chảy một tí dịch màu trắng sữa giống như huyết trắng. Hiện tượng này là do trong bụng mẹ, trẻ bị ảnh hưởng bởi hormone nữ của cơ thể mẹ, sau khi sinh dịch tiết này theo đường âm đạo. Dịch tiết ra thường mang tình Acid, độ pH khoảng 5.5, đến khi toàn bọ hormone được tiết hết ra ngoài, độ pH mới dần trở nên trung tính hoặc mang tình kiềm, lúc này sức đề kháng lây nhiễm ở âm đạo giảm dần.

Bé gái khi mới sinh ra trong âm đạo bảo đảm ở trạng thái vô khuẩn, sau 12 giờ bắt đầu xuất hiện các vi khuẩn, 15 ngày sau khi sinh thì có các tạp khuẩn sinh trưởng.

  1. Nguyên nhân dễ gây viêm âm đạo của bé gồm:

Viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh

– Vì cơ quan sinh dục trong và ngoài của bé còn chưa phát triển bình thường và không có tác dụng bảo vệ của hormone nữ, sức đề kháng nhiễm trùng kém.

– Nếu không kịp thời thay tã lót, hoặc không rửa thường xuyên, bộ phận âm đạo ngoài bị ngâm trong nước tiểu và phân trong thời gian dài rất dễ gây viêm âm đạo.

– Môt số bé gái mặc quần không đáy, không chú ý vệ sinh, ngồi nằm tùy tiện, bộ phận âm đạo ngoài cũng rất dễ bị viêm nhiễm.

– Có thể có dị vật lọt vào trong âm đạo, nếu không kịp thời lấy ra, thời gian lâu cũng có thể gây ra viêm nhiễm.

Sau khi bị viêm âm đạo ngoài, nếu âm đạo tiết dịch khác thường, thì có thể phát sinh biến chứng viêm âm đạo và viêm âm đạo ngoài, Viêm âm đạo ngoài ở trẻ sơ sinh phần lớn là do nhiễm trùng, những vi khuẩn thường thấy là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hoặc khuẩn que đại tràng.

Sau khi trẻ bị viêm âm đạo, mẹ làm sao để phát hiện ra bệnh? Chúng ta căn cứ vào các biểu hiện sau đây:

– Do âm đạo ngoài đau nhức, khó chịu nên trẻ hay khóc, những đứa trẻ biết nói có thể mách rằng chúng bị ngứa, hoặc dùng tay gãi.

– Bộ phận âm đạo ngoài bị sung huyết, sưng đỏ, đồng thời có tiết dịch có mùi hôi.

– Khi nghiêm trọng hơn thì phần da bên trong âm đạo hoặc niêm mác ẽ bị loét, có khi tiết dịch dạng mủ.

  1. Cách phòng tránh viêm âm đạo ở trẻ

1-Viêm âm đạo ở trẻ sơ sinh

– Cha mẹ nên giữ cho bộ phận âm đạo ngoài của trẻ được sạch sẽ, thay tã thường xuyên, ngoài việc tắm rửa bộ phận âm đạo ngoài cho trẻ trước khid di ngủ, và bảo đảm âm đạo phải luông được khô ráo, nhất là trog những ngày mùa hè, phải thoa phấn rôm lên sau khi rửa. Mỗi khi lau rửa cần phải kiểm tra xem âm đạo của trẻ có bị sưng hay tiết dịch không?

– Các thành viên trong gia đình nếu mắc bệnh viêm đường sinh dục hoặc các bệnh ngoài da cần được cách ly, đề phòng lây lan.

– Nếu phát hiện bộ phận âm đạo của bé bị sưng đỏ, hoặc nghi ngờ bị lây nhiễm hoặc viêm thì sau khi lau rửa khô phải bôi thuốc mỡ kháng sinh, dầu cỏ tía, thuốc mỡ loại Sulfa để phòng ngừa 2 môi nhỏ âm đạo dính lại.

– Không cho trẻ mặc quần không đáy, quần trong cũng không được quá chật, tránh mặc quần trong bằng vải nylon, hoặc vải không phải cotton. Mỗi đêm trước khi đi ngủ nên kiểm tra xem bé có bị tiết dịch không?

– Dạy bé thói quen giữ vệ sinh tốt, năng tắm giặt và thay đồ.

– Bé sơ sinh bị nhiễm giun kim, cần phải được điều trị kịp thời, không nên để bé dùng tay gãi, bởi khi trầy sước, các vi khuẩn rất dễ làm vùng kín của bé bị nhiễm trùng.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều