Trang chủ Chuyên gia chia sẻ Bé sơ sinh chống chọi với bệnh giang mai lây từ mẹ

Bé sơ sinh chống chọi với bệnh giang mai lây từ mẹ

06/08/2015

Chưa có bình luận

1189 lượt xem

Một phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội vừa tiếp nhận một trường hợp đáng tiếc khi cháu trai mới sinh đã bị nhiễm bệnh giang mai từ mẹ mà đến cả mẹ bé cũng không biết là mình đang mắc bệnh.

Được biết, gia đình chị không mấy khá giả, khi chị bán tạp hóa ở chợ còn chồng làm công nhân xây dựng, quanh năm đi theo công trình, không mấy khi ở nhà. Anh chị lấy nhau gần 1 năm mới có tin vui và sinh con đầu lòng. Chồng chị vì công việc mà thường hay đi xa, không có thời gian gần gũi vợ nên đã tìm “niềm vui” bên ngoài. Với ý nghĩ “bóc bánh trả tiền” để giải quyết nhu cầu sinh lý nhưng ai biết rằng anh đã mắc bệnh giang mai mà không hay biết rồi lây cả cho vợ con. Một thời gian sau đó, trên người anh nổi những nốt đỏ nhưng tự ý mua thuốc da liễu về uống. Thời gian sau, những nốt đỏ mất đi nhưng anh đâu biết rằng đó là những nốt săng giang mai, khi mất đi là bệnh đã chuyển qua giai đoạn mới.

Còn vợ anh, sau khi bị lây nhiễm nhưng không hề hay biết và vẫn mang thai. Trong quá trình mang thai, chị vì bận rộn kiếm tiền và bận rộn nên không đi khám thai. Đến khi sinh, chị mới thấy những nốt bọng nước trên lòng bàn chân của bé, loét họng cùng với tiếng khóc khàn không như những đứa trẻ khác.

Mẹ chết lặng khi con vừa sinh ra đã mắc bệnh giang mai

Các bác sĩ đã chuyển cháu sang khoa da liễu để xét nghiệm và kết quả, cháu bị dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Khi chị biết đây là bệnh rất dễ lây qua đường tình dục rồi lây nhiễm từ mẹ sang con chị đã rất đau khổ. Nhìn đứa con bé bỏng vừa chào đời đã  phải chống chọi với bệnh tật là chị càng thêm đau lòng.

Giang mai là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh này rất khó điều trị dứt điểm và nó đeo bám bạn suốt cuộc đời. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, mắc bệnh này rất nguy hiểm. Nếu sớm phát hiện và điều trị sớm trước tuần thứ 16 của thai kỳ sẽ hạn chế được khả năng lây nhiễm sang thai nhi. Bởi vậy, nếu trước khi có ý định mang thai, chị em nên đến các bệnh viện để làm xét nghiệm các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con để sớm điều trị.

Giang mai bẩm sinh : là trường hợp trẻ bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai hoặc khi sinh qua đường âm đạo của người mẹ mắc bệnh giang mai.

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh ở trẻ:

Trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng dưới 2,5kg, sốt cao, trẻ hay khóc, trẻ không có  sống mũi (sụp xương sống mũi), viêm phổi, có nhiều chảy dịch từ mũi, loét họng, xuất hiện hồng ban và vết sẩn ngoài da. Thêm nữa, 80% trẻ mắc bệnh thường bị viêm xương sụn sau sinh 2-3 tháng, cùng với các triệu chứng: viêm thận, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu, gan to và xơ hóa, lách to,…sau vài năm trẻ có thể mắc một số dị tật khác trên cơ thể. Đa phân, trẻ mắc giang mai bẩm sinh khó có thể sống sót sau vài năm sau sinh.

Lưu ý khi mang thai mắc giang mai

Trẻ mắc bệnh giang mai từ mẹ

Các trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh thường chưa biểu hiện ngay sau khi sinh mà phải khi có biểu hiện ra bên ngoài cùng với những xét nghiệm thì mới chắc chắn được bệnh. Nếu mẹ mắc bệnh giang mai đã được điều trị từ mẹ thì khi sinh vẫn có một số khám nhiễm thể từ mẹ, trong trường hợp này, trẻ cần được theo dõi và điều trị.

Những phụ nữ mang thai mắc bệnh nên được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh lây nhiễm cho con. Và đặc biệt, khi sinh cần phải mổ để trẻ không bị nhiễm bệnh khi chui qua âm đạo của người mẹ. Thời điểm hiện tại, vẫn chưa có vaccin phòng bệnh nên bạn chỉ có thể tự bảo vệ mình thông qua :

– Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng.

– Không tiếp xúc với người mắc bệnh giang mai, đặc biệt khi có vết thương hở hay vết trầy xước.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh giang mai.

– Hạn chế dùng vật dụng sinh hoạt ở nơi công cộng.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều