Cơn nóng bừng thời kỳ mãn kinh

15/12/2012

Chưa có bình luận

1274 lượt xem

Cơn nóng bừng được cảm nhận như thế nào?

Bệnh nhân than phiền thấy bôc nóng đột ngột, kéo dài từ 2 đến 5 phút, thường kèm theo chứng đổ mồ hôi. Da cảm thấy ấm; da trên đầu, cổ và ngực đỏ lên. Tim đập nhanh, cảm thấy hồi hộp (hồi hộp đánh trống ngực). Đôi khi vào ban đêm, người bệnh tỉnh dậy với cảm giác lạ, ngay trước khi xảy ra cơn nóng bừng.

Những triệu chứng này thường nhẹ, xuất hiện trọng 30 – 50% phụ nữ trên 40 tuổi có chu kỳ đều đặn. Ở thời kỳ mãn kinh, 80% phụ nữ trải qua những cơn nóng bừng và 35% trong số này bị kiệt sức vì bệnh này. Sau đó, tần suất cơn nóng bừng mặt giảm dần và ở tuổi 60 chỉ còn 35 – 40% phụ nữ cảm thấy những triệu chứng nói trên.

Những cơn nóng bừng bắt đầu khi nào và kéo dài trong bao lâu?

Ở hầu hết phụ nữ, cơn nóng bừng bắt đầu từ nhiều năm trước và kéo dài trong nhiều năm sau thời kỳ mãn kinh tự nhiên. Ở phụ nữ hút thuốc, cơn nóng bừng xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn và còn hiện diện sau cả tuổi 60. Cơn nóng bừng nghiêm trọng nhất thường xảy ra trong một thời gian nhất định – từ 3 tháng đến 3 năm – sau lần hành kinh cuối cùng.

bệnh phụ khoa nữ giới

Nguyên nhân sinh ra cơn nóng bừng

Cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ. Người ta tin rằng việc giảm ảnh hưởng của hormone do buồng trứng sản xuất gây nên cơ chế mất nhiệt của da. Việc này dẫn đến mạch máu giãn nở và mồ hôi đổ ra nhiều hơn.

Điều trị cơn nóng bừng

Bệnh này được điều trị bằng oestrogen, những hormone khác như progesterone, kỹ thuật thở đặc biệt, luyện tập và thuốc clonidine.

Oestrogen có hiệu quả trong việc điều trị cơn nóng bừng cùng chứng ra mồ hôi đêm thường xuyên và nặng. Oestrogen được sản xuất dưới dạng thuốc viên hỗn hợp tránh thai. Thuốc hỗn hợp progesterone cũng có hiệu lực nhưng cần uống liều lượng đủ lớn mỗi ngày.

Khi điều trị bằng hormone có thể gặp phải những phản ứng phụ như buồn nôn, nhức đầu, ra huyết âm đạo không đều, cảm giác tức đầu vú và cảm thấy cơ thể mập phì.

Điều trị bằng hormone cho cơn nóng bừng ra mồ hôi đêm cần kéo dài liên tục ít nhất là 2 năm. Khi khỏi bệnh rồi thì cũng cần phải dùng thuốc tiếp tục trong vòng một năm nữa.

Thuốc clonidine rất có ích trong việc trị liệu cơn nóng bừng. Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần. Phản ứng phụ bao gồm chứng buồn ngủ và bệnh khô miệng, khô mũi.

Nếu người bệnh không thể dùng hormone thì sẽ được điều trị bằng kỹ thuật thở đều. Kỹ thuật thở đều có ích lợi trong việc kiểm soát cơn bừng nóng. Người bệnh được dạy cách thở chậm và làm thư giãn những nhóm cơ khác trong cơ thể. Phương pháp này có hiệu quả làm giảm cơn nóng bừng ở 50% phụ nữ mắc chứng này.

Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886

Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí

Những vấn đề liên quan đến Bệnh phụ khoa

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

,

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều