Điều trị ung thư buồng trứng bằng phương pháp hóa trị liệu
Sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, hầu hết bệnh nhân phải được điều trị bằng hóa chất. Điều trị hóa trị liệu hệ thống là sử dụng những thuốc để tiêm vào trong mạch máu hoặc bằng đường uống. Những thuốc này vào trong dòng máy và theo dòng máu đến tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, phương pháp điều trị này thường sử dụng đối với ung thư buồng trứng đã di căn tới các cơ quan xa với cơ quan nguyên ủy của khối u.
Đối với hóa trị liệu ổ bụng là loại thuốc này được tiêm trực tiếp vào trong ổ bụng. Phương pháp này là tập trung nồng độ liều hóa chất với các tế bào ung thư nằm trong ổ bụng và bị hạn chế tới những phần còn lại trong cơ thể, vì vậy giúp giảm một số tác dụng phụ.
Hóa chất giết tế bào ung thư cũng độc với một số tế bào bình thường. Vì vậy, cần phải thận trọng khi điều trị để tránh hoặc giảm tối thiểu tác dụng phụ, và nó còn phụ thuộc vào loại thuốc, số lượng liều và độ dài của thời gian điều trị. Tác dụng phụ tạm thời bao gồm: nôn và buồn nôn, ăn kém, rụng tóc, bàn tay và bàn chân thô ráp, lở loét miệng. Một số thuốc điều trị ung thư buồng trứng có thể gây tổn thương thận và thần kinh.
Bởi vì hóa chất có thể gây tổn hại đến quá trình tạo máu trong tủy xương, bệnh nhân có thể có số lượng các tế bào máu thấp. Kết quả này sẽ dẫn đến tăng cơ hội nhiễm trùng (bởi vì giảm bạch cầu đa nhân), chảy máu hoặc thâm tím khi bị vết cắt nhỏ hoặc bị thương (do thiếu tiểu cầu) mệt mỏi (nguyên nhân do thiếu hồng cầu).
Hầu hết các tác dụng phụ mất đi sau khi ngừng điều trị. Tóc sẽ mọc trở lại sau điều trị, mặc dù nó có thể trông hơi khác so với trước khi điều trị. Có nhiều cách để làm giảm những tác dụng phụ này. Ví dụ thuốc chống nôn có thể phòng hoặc làm giảm nôn và buồn nôn.
Các tác dụng phụ có thể còn dai dẳng như gây mãn kinh vĩnh viễn và vô sinh.
Hiếm khi, một số thuốc điều trị ung thư có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp. Loại tác dụng phụ này được gọi là ung thư thứ hai. Các bác sĩ điều trị hóa chất biết loại thuốc nào có thể gây ra vấn đề này và sẽ thảo luận với bạn. Tác dụng phụ chính của các thuốc điều trị ung thư buồng trứng có khả năng rất nhỏ gây bệnh bạch cầu thấp.
Điều trị hóa chất đối với ung thư biểu mô buồng trứng bao gồm 6 đợt, giữa các đợt có thời gian nghỉ. Các thuốc khác nhau có đợt điều trị khác nhau, các thầy thuốc về hóa chất sẽ cho đơn và đợt điều trị hóa chất cho bạn. Những thuốc điều trị hóa chất ung thư thường tiêm tĩnh mạch trong một chu kỳ 3 đến 4 tuần. Nếu chọn điều trị hóa chất, bạn sẽ điều trị hóa chất phối hợp. Các thầy thuốc ung thư cho rằng việc kết hợp các loại hóa chất trong điều trị ung thư có hiệu quả hơn so với điều trị đơn liều.
Điều trị kết hợp sử dụng phức hợp bạch kim như là cisplatin hoặc carboplatin (Paraplatin) và taxane, như paclitaxel (Taxol), là phác đồ chuẩn. Hầu hết các thầy thuốc thích thuốc carboplatin hơn cisplatin bởi vì thuốc này có ít tác dụng phụ hơn.
Mặc dù ung thư biểu mô buồng trứng có khuynh hướng đáp ứng với hóa chất, các tế bào ung thư có thể phát triển trở lại. Khối u tái phát trở lại, đôi khi điều trị bằng phối hợp với các loại thuốc có hợp chất bạch kim và/hoặc taxane. Trong những trường hợp khác, việc điều trị tái phát được sử dụng bằng những thuốc khác. Một số thuốc như topocetan, anthracyline như: doxorubicin (adiriamycin) và liposomal doxorubicin (doxil), gemcitabine, cyclophosphamide, vinorelbine (navelbine), hexamethylmelamine, ifosfamide, etoposide, topotecan với flourouracil.
Sự phối hợp các thuốc khác nhau thường được sử dụng để điều trị khối u tế bào mầm và được mô tả chi tiết trong phần điều trị các khối u buồng trứng tế bào mầm. Có một số quan điểm mới trong điều trị hóa chất ung thư buồng trứng, bao gồm những hóa chất mới, vác xin, điều trị gien và điều trị miễn dịch kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Việc phát hiện những gien bị biến đổi trong ung thư buồng trứng cũng có thể giúp cho việc sắp xếp những thuốc chỉ tác động đến những gien này.
Theo Healthplus.vn
Chưa có bình luận