Trang chủ Bệnh phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa Viêm âm đạo Thuốc đặt chữa viêm âm đạo, dùng sao cho đúng

Thuốc đặt chữa viêm âm đạo, dùng sao cho đúng

31/07/2015

Chưa có bình luận

2973 lượt xem

Cũng bởi vì tâm lí mắc bệnh phụ khoa, viêm âm đạo nên chị em thường không đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh mà hay tự thuốc đặt về dùng. Điều này có thể làm “vùng kín” viêm nhiễm nặng và khó chữa trị hơn. Ngược lại, có những chị em mắc bệnh, đi khám, được bác sĩ kê đơn nhưng trong thời gian dùng thuốc phải kiêng chuyện chăn gối nên tự ý bỏ thuốc, không dùng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh. Chị em nên có cái nhìn tổng quan hơn về việc đặt thuốc chữa viêm âm đạo cần thiết như thế nào?

Đúng thuốc, đúng bệnh

Thuốc đặt âm đạo trước đây còn được gọi là thuốc trứng hay noãn dược vì hình dạng giống quả trứng được đặt vào âm đạo người phụ nữ để chữa và ngừa bệnh. Hiện nay, loại thuốc này có dạng viên nén, còn được gọi là viên nén phụ khoa.

Thuốc đặt có chứa các chất chống tác nhân gây bệnh phụ khoa, và nếu dùng không đúng với chỉ định của bác sĩ, thuốc sẽ không mang lại hiệu quả gì mà còn có hại cho sức khỏe của phụ nữ.

Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc đặt không khỏi (2)

Bệnh phụ khoa thường gặp là các bệnh nhiễm trùng sinh dục – tiết niệu hay gọi tắt là viêm sinh dục. Là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ bởi cấu trúc niệu đạo ngắn và có vị trí gần hậu môn nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Và khi đã có sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh thì đường tiêu, sinh dục, kể cả phần trên của thận, niệu quản, bàng quang cũng có thể viêm nhiễm, nhưng thường là viêm sinh dục dưới bao gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đó là “huyết trắng” hay còn gọi là “khí hư”. Nếu khí hư có mùi hôi, màu trắng đục, xanh hay vàng nhạt, gây ngứa âm đạo thì đó là huyết trắng bệnh lý, vì có thể bạn đã mắc một số bệnh phụ khoa nào đó, kèm theo các triệu chứng: ngứa, tiểu gắt, tiểu buốt, giao hợp đau.

Các tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp là: vi khuẩn gây bệnh lậu, do trùng Trichnomonas, nấm Candida, hoặc do tạp khuẩn. Bởi vì có sự nhiễm trùng cơ quan sinh dục nên có thể bác sĩ sẽ cho đặt thuốc tại chỗ, và kết hộ với các loại thuốc tiêm để điều trị hiệu quả. Chị em nên làm đúng theo lời bác sĩ để được điều trị dứt điểm, đừng sợ biến chứng và kiêng quan hệ là một trong những điều cần thiết để bệnh mau khỏi.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

– Dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự chữa trị mà nên đến bác sĩ khám. Đừng nên giấu diếm một vài dấu hiệu nguy hiểm khi đi khám phụ khoa, bởi đó có thể là dấu hiệu bệnh vô sinh.

– Bác sĩ sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh, chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo, người bệnh mới nên mua thuốc về dùng và dùng đúng liều. Không giảm bớt cũng như không kéo dài thời gian đặt thuốc trong một liệu trình.

– Thuốc đặt âm đạo thường có các dược chất chứa kháng sinh để đặc trị một tác nhân gây bệnh cụ thể (như chứa metronidazol đặc trị trùng roi hoặc chứa clotrimazol đặc trị nấm Candida). Hoặc có thể có nhiều kháng sinh trị cùng lúc nhiều tác nhân gây bệnh (như Tergynan chứa ternidazol trị trùng roi, Nystatin diệt nấm, Neomycin kháng khuẩn).

Rửa sạch tay sau khi đặt thuốc trị viêm âm đạo xong

– Nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh trước khi đặt thuốc.

– Nếu sau một liệu trình điều trị mà bệnh vẫn không giảm thì bạn nên đi khám lại để được bác sĩ kê đơn thuốc mới, và có hướng xử trí thích hợp.

– Tránh sinh hoạt vợ chồng trong thời gian dùng thuốc để thuốc phát huy tác dụng cao nhất.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều