Trang chủ Bệnh phụ khoa Bệnh phụ nữ Sức khỏe phụ nữ Tự khám vú để phát hiện ung thư hiệu quả

Tự khám vú để phát hiện ung thư hiệu quả

28/09/2015

Chưa có bình luận

1794 lượt xem

Cách đề phòng ung thư vú hiệu quả nhất là tự khám vú hàng tháng và chỉ khám vú sau khi đã sạch kinh, nghĩa là tuyến vú không còn căng vì có kinh. Nếu đã mãn kinh thì khám lúc nào cũng được. Nên siêng khám, tốt nhất là mỗi tháng một lần vì siên khám như vậy sẽ tạo ra cho mình kinh nghiệm ở những lần khám sau nhờ đã biết rõ tình trạng của vú trong lần khám trước đó. Phương pháp khám có 3 bước:

Quan sát đôi vú:

Trớc hết, bạn đứng thẳng người trước tấm gương với bộ ngực trần, hai tay xuôi xuống, lúc đầu đứng thẳng, sau đó hơi nghiêng người tới trước rồi giơ hai tay lên. Khi làm các động tác này, bạn phải nhìn kỹ và so sánh tìm sự khác biệt giữa hai vú.

+ Kích thước hai vú có chênh lệch nhau một cách bất thường không? (thông thường hai vú bằng nhau hoặc vú bên tay làm công việc nhiều có thể hơi lớn hơn bên kia một chút).

+ Da trên vú có chỗ nào bị lõm xương hoặc hơi sần giống như vỏ trái cam sành không?

+ Núm vú có bị loét hay thụt vào không?

+ Có nước vàng hoặc đỏ như máu chảy ra từ núm vú không? (Có thể dùng ngón tay ấn nhẹ quanh quầng vú và núm vú).

Tự khám vú để nhận biết ung thư vú sớm

Khám bằng tay:

Nằm ngửa ra, kê chiếc gối vào dưới vai bên phải, tay phải giơ cao lên khỏi đầu.

+ Dùng các ngón tay trái ấn nhẹ lên khắp các vùng của vú bên phải để tìm xem có cục nào hoặc chỗ nào cộm hơn chỗ khác trong vú không?

+ Sau đó, đổi ngược tay và kê gối xuống bên vai trái để khám vú trái.

Lưu ý: Khi làm như vậy, nên tránh dùng các ngón tay bóp nặn vì làm như vậy sẽ dễ phát hiện nhầm vì sẽ nặn được các mô tuyến vú bình thường.

Bước cuối cùng:

Bạn nằm ngửa, dùng tay phải khám nách trái và ngược lại để tìm xem có cục u nào trong nách không?

Lưu ý: Vú là một cơ quan bên ngoài rất dễ nhìn thấy, 90% số trường hợp thăm khám như trên đã phát hiện được ung thư vú.

– Nếu phát hiện được sớm, việc chữa trị sẽ đơn giản, không gây chấn thương, không phải cắt bỏ.

– Phụ nữ trên 50 tuổi nên chụp X quang định kỳ, mặc dù khám xét thấy bình thường.

– Đối với phụ nữ sau mãn kinh điều trị bằng liệu pháp hoóc-môn thì nên chụp X quang là hai năm 1 lần.

– Phụ nữ từ 40 đến 45 tuổi có vú bị đau hoặc có những nhân tố rủi ro nên xét nghiệm thường xuyên hơn.

– Thường xuyên báo cho thầy thuốc biết khi bị các dấu hiệu như:

Tự khám vú để nhận biết ung thư vú sớm (1)

          + Bất cứ cục u nào mới xuất hiện.

          + Mọi chất dịch tiết ra từ núm vú (khác với sữa), đặc biệt là chỉ chảy có một bên

          + Những cơn đau buốt hoặc mẩn ngứa ở núm vú, nhất là khi có kèm theo rỉ nước.

Mọi sự thay đổi trên da như: Nếp nhăn hoặc nốt nhỏ, da sùi lên hoặc dày lên, kèm theo ửng đỏ, có da màu cam, mưng mủ, đóng vẩy, có một cục hạch cứng và không di động trong nách.

Sau khi chữa trị

Cho dù có chữa trị theo bất cứ phương pháp nào, người phụ nữ cũng phải được theo dõi định kỳ:

– Tuân thủ triệt để những lời để nghị của thầy thuốc về sự thăm khám sau đó, cho dù bạ cảm thấy bó buộc.

– Riêng cá nhân, hãy chú ý nhiều đến một vài triệu chứng như:

          + Đau nhức xương tại chỗ hoặc chỗ nào đó lâu dài.

          + Có những cơn ho nhẹ.

          + nổi những mụn nhỏ hoặc sần da.

Khi phát hiện hoặc thấy có các triệu chứng trên nên đi báo cho bác sĩ chuyên trị của bạn biết ngay.

Theo Healthplus.vn


banner kieu xuan_770x180

Chưa có bình luận

Tin đọc nhiều